chan-dung-valerie-van-vu-top-6-under-30-forbes-asia-2022-nguoi-am-anh-voi-web-3-nha-sang-lap-ansible-ventures-1685697552.png

Valerie Vân Vũ là một người “ám ảnh” với Web 3. Ở vai trò là Nhà tư vấn quỹ Galaxy Digital của Tập đoàn tư vấn tài chính Deloitte. Bà cũng là nhà sáng lập Ansible Ventures vào năm 2022 để đầu tư vào các startup Việt Nam chưa được chú ý nhiều, đồng thời giúp họ tiếp cận với nhà đầu tư quốc tế. Quỹ mạo hiểm có trụ sở tại TP.HCM. Bên cạnh đó bà cũng góp mặt trong top Sáu gương mặt từ Việt Nam trong danh sách Under 30 Forbes Asia 2022.

Vân Vũ và là người ám ảnh với Web 3?

Quyết định từ Việt Nam tham gia quỹ Ventura Discovery, Valerie Vân Vũ chủ yếu lựa chọn các công ty có mô hình kinh doanh xây dựng trên nền tảng Web 2. Năm 2021, dư luận bỗng xôn xao về NFT. Thật trùng hợp, Valerie Vân Vũ là một thành viên tích cực của Clubhouse. Nhờ đó, Valérie được tiếp xúc nhiều hơn và có cơ hội nói về các dự án NFT. Nhận ra rằng cô ấy đã tụt hậu rất xa trong các bản cập nhật của ngành, Valerie quyết định quay lại học blockchain. Valerie nhận ra rằng tất cả các quỹ đầu tư tiền điện tử sẽ trở thành quỹ đầu tư thông thường. Và các quỹ phòng hộ phi tiền điện tử đấu tranh để trở thành quỹ tiền điện tử. Như trường hợp của Internet, các quỹ đầu tư mạo hiểm ngày nay đang đầu tư vào Internet. Thật khó tin vào thời điểm Internet chưa phổ cập. Valerie nhận ra rằng Web 3 chính là tương lai mới của Internet, một bước chuyển mình nếu không nắm bắt  sẽ bị lỗi thời.

Valeria Vân Vũ cho biết, Web 1 là thời điểm internet bắt đầu thâm nhập từ năm 1900 đến 2010. Web 1 tại Việt Nam bắt đầu chậm hơn, từ 1997. Trong giai đoạn này, người dùng làm quen với những nền tảng để đọc nội dung, chưa có nhiều nội dung hay tương tác, như Craigslist hay Yahoo. Do đó, quyền lợi chủ yếu nằm trong tay của nhà xuất bản sản phẩm hay dịch vụ. Từ 2010 đến 2020 là giai đoạn web 2. Sự khác biệt được tạo ra từ một đổi mới công nghệ ở điện thoại thông minh - những ứng dụng. Càng nhiều tập đoàn công nghệ ra đời từ tiền thân một startup trong giai đoạn web 1 như Apple, Meta hay Amazon. Quyền lực được chuyển giao vào tay của những tập đoàn công nghệ này. Người dùng vẫn chưa được trao quyền, bởi có sự thao túng từ những bên đứng giữa. Dù đang trong quá trình chuyển đổi web 3, Ventura vẫn còn nhìn thấy nhiều khoảng trống trong web 2 cần được lấp vào, đặc biệt là ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Với web 3, người dùng, người sáng tạo không chỉ đọc và viết, mà còn có thể sở hữu những tài sản trí tuệ ấy bằng đơn vị tiền ảo và NFT. Valerie chia sẻ rằng 1% những người đóng góp nội dung tạo ra 50 đến 90% doanh thu cho các tập đoàn công nghệ. Nhưng với làn sóng Web 3, các công ty mới như Rally hay Try Roll đã dần trao quyền cho người sáng tạo nội dung. Họ có thể đưa sản phẩm của mình lên nền tảng đó và chủ động tạo những đồng token để kinh doanh. Từ đó, quyền lực của công ty trung gian được chuyển giao vào tay người sáng tạo.

Theo Valerie, việc gọi blockchain và tiền ảo là Web 3 không phải là một hành động táo bạo, nhờ vào sức mạnh cân bằng lại cán cân quyền lực của nền kinh tế số. Bên cạnh đó, đa phần tập đoàn đã bước vào giai đoạn lên kế hoạch thích nghi với việc sử dụng blockchain và tiền ảo. Các tập đoàn công nghệ cũng đã chuyển đổi để ứng dụng NFT vào việc cải tiến sản phẩm, chiến lược kinh doanh và hình ảnh của họ. Và tại Việt Nam, giai đoạn thích nghi này cũng đang diễn ra nhanh dần đều. Hiện nay, công chúng và đa số nhà đầu tư vẫn tập trung vào GameFi hay DeFi khi nhắc đến Web 3. Những người làm việc với Web 3 sẽ quan tâm hơn đến cơ sở hạ tầng công nghệ. Nhờ tính chuyên môn trong việc ứng dụng công nghệ, Web 3 sẽ thay đổi toàn bộ quang cảnh của ngành giải trí và nghệ thuật.
 

chan-dung-valerie-van-vu-top-6-under-30-forbes-asia-2022-nguoi-am-anh-voi-web-3-nha-sang-lap-ansible-ventures-2-1685697648.jpg

Valerie Vân Vũ và việc sáng lập quỹ nội địa Ansible Ventures 

Đầu năm 2022, Valerie Vân Vũ, cựu giám đốc đầu tư tại thị trường Việt Nam của quỹ mạo hiểm Venture (Indonesia) đã thành lập công ty đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu của riêng mình mang tên Ansible Ventures, hợp tác với công ty quản lý đầu tư Alto Partners (Singapore). Ansible Ventures - có trụ sở ở TPHCM - đã hoàn thành vòng gọi vốn đầu tiên trị giá 8 triệu USD. Số tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư vào 15 công ty khởi nghiệp giai đoạn tiền hạt giống và hạt giống, với trọng tâm dành riêng cho Việt Nam. Bà Vũ cho biết đặt mục tiêu đóng quỹ (không gọi thêm vốn) ở mức 15 triệu USD.

Một số đối tác góp vốn hiện nay của Ansible Ventures gồm có Saison Capital, KK39 Ventures, Black Kite Capital, nhà đồng sáng lập startup Axie Infinity Nguyễn Thành Trung cũng như các giám đốc điều hành cấp cao từ VinFast, Uber và Gojek. Quỹ của Valerie Vân Vũ đầu tư vào tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là tiêu dùng qua Internet, phần mềm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và ứng dụng Web3. Đến nay, Quỹ đã dẫn đầu các khoản đầu tư vào ba công ty khởi nghiệp: thương hiệu làm đẹp trực tiếp đến người tiêu dùng Zitore, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số CashGrow, và mạng lưới kết nối chuyên nghiệp Curious.

Valerie Vân Vũ là một trong những nhà đầu tư hạt giống tích cực nhất của hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam. Khi còn làm việc tại Ventura, bà đã dẫn dắt nhiều khoản đầu tư hạt giống vào những công ty khởi nghiệp Việt Nam đáng chú ý như Nanotechnologies, Med 247, Marathon, Mio, và Infina.

Bà cũng thường tiếp cận những người sáng lập startup đầy tham vọng ngay cả khi họ chưa xây dựng sản phẩm. "Tôi xây dựng mối quan hệ với họ bằng cách giúp hình thành ý tưởng và chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về việc gọi vốn," bà nói.

Nhà sáng lập của Ansible Ventures nảy ra ý tưởng xây dựng quỹ đầu tư của riêng mình vào cuối năm ngoái. Chia sẻ với Tech in Asia, bà nghĩ rằng không có nhiều quỹ địa phương muốn đầu tư sớm vào startup như vậy, thậm chí từ khi họ chỉ là những ý tưởng. Mặt khác, chất lượng của các nhà sáng lập ở Việt Nam đã đạt đến "điểm uốn".

Chính vì thế, Valerie Vân Vũ bắt đầu liên hệ với mentor của mình cùng một số chuyên gia trong ngành để tìm hiểu thêm về cách xây dựng quỹ mạo hiểm, và bắt đầu nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư tiềm năng.

Danh mục đầu tư tập trung vào giai đoạn tiền hạt giống và hạt giống của Ansible Ventures sẽ cho phép quỹ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với những người sáng lập startup và cung cấp hỗ trợ có ý nghĩa cho họ thông qua mạng lưới trong nước và quốc tế. Ansible cũng định vị mình là một người gác cổng cho các quỹ toàn cầu và các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào thị trường Việt Nam.

Gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một loạt quỹ mạo hiểm ra mắt. Vào tháng 6/2022, công ty đầu tư mạo hiểm Ascend Vietnam Ventures thông báo đã vượt mục tiêu 50 triệu USD cho quỹ đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu của mình, AVV Alpha. Công ty Nextrans của Hàn Quốc công bố sẽ mở thêm quỹ mới 50 triệu USD để tập trung vào hệ sinh thái startup công nghệ tại Việt Nam vào tháng tới, nâng tổng quy mô đầu tư của Nextrans tại Việt Nam lên 85 triệu USD.Trong khi đó, VinaCapital Ventures, nhánh đầu tư mạo hiểm của công ty quản lý tài sản VinaCapital có kế hoạch ra mắt quỹ thứ hai trị giá 100 triệu USD vào năm tới, tập trung vào việc cung cấp vốn cho giai đoạn tăng trưởng của startup.

chan-dung-valerie-van-vu-top-6-under-30-forbes-asia-2022-nguoi-am-anh-voi-web-3-nha-sang-lap-ansible-ventures-1685697673.png

Ansible Ventures đang cố gắng khai thác nền kinh tế số của Việt Nam, dự kiến đạt tổng giá trị hàng hóa 200 tỷ USD vào năm 2030. Trong thập kỷ tới, Việt Nam sẽ vượt Thái Lan về giá trị hàng hóa giao dịch và chỉ sau Indonesia, quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.