chan-dung-tien-si-nguyen-tri-dung-tong-giam-doc-minh-tran-nguoi-kien-tao-cau-noi-van-hoa-viet-nhat-1-1686122376.jpeg

Ông sinh năm 1948 tại Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Hitotsubashi ngành quản lý công học Ban Phó tiến sĩ, tốt nghiệp Đại học Tsukuba ngành kế lượng kế hoạch Ban tiến sĩ. Cuối năm 1975, ông là một trong số rất ít Việt kiều đầu tiên được Chính phủ Việt Nam mời về thăm quê hương, tìm giải pháp giúp đất nước vượt qua khó khăn. Ông cũng từng là chuyên viên phát triển kinh tế của Liên Hiệp Quốc UNCRD, người mở trường tư thục đầu tiên năm 1988 chuyên đào tạo về kinh tế, quản trị kinh doanh thương mại tại Việt Nam, Chủ tịch sáng lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt kiều, Chủ tịch Javinet chương trình hợp tác Việt – Nhật. Bước sang tuổi 75, ông vẫn đi về giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ông cho rằng, cột mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023) là cơ hội để hai nước cùng nhau xây dựng tương lai mới. Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng - Tổng giám đốc Công ty Minh Trân là một trong số ít Việt kiều đầu tiên được Chính phủ Việt Nam mời về góp phần tìm giải pháp giúp đất nước vượt qua khó khăn sau khi nước nhà thống nhất.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng – người khởi xướng chương trình mang tên “Giấc mơ Việt Nam” từ những năm 1990 cho rằng cùng với những yếu tố cần được chú trọng là nguồn nhân lực, vốn và thông tin, doanh nghiệp Việt Nam muốn xứng tầm và đuổi kịp các nước trên thế giới thì phải góp phần xây dựng tư duy phát triển bền vững Việt Nam vươn lên vượt trội bằng văn hóa, tâm hồn Việt với phương châm “kỹ Tây, hồn Việt”. Đưa ra ý tưởng về định hướng xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tại vườn Minh Trân hơn 20 năm qua, Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng xây dựng “Giấc mơ Việt Nam” với các hoạt động kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tâm huyết phát triển Kinh tế, Văn hóa, Xã hội đồng thời thảo luận góp phần đưa ra giải pháp phát triển đất nước Việt Nam xứng tầm với Quốc tế.

Vợ người Nhật, 02 cô con gái vẫn ở Nhật cùng mẹ. Hơn 50 năm thế giới riêng của Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng liên quan đến nước Nhật ấy là nơi đi về chỉ khi ông gói xong bộn bề công việc ở Việt Nam. Những công việc, dự án dài dằng dặc, chỉ có thể gói gọn trong bốn chữ: “Giấc mơ Việt Nam”.

Lấy vợ ở tuổi 40. Muộn! Nhưng lại là hạnh phúc mà ông mong đợi, một gia đình yên ấm, một người vợ hiền, luôn hiểu, chia sẻ và tạo điều kiện để ông cống hiến cho đất nước, với những đứa con ngoan. Nói về vợ mình, ông chỉ khoe: “cô ấy là người Nhật, nhưng rất Việt Nam”. Nói về con mình, ông nói: “chúng nó nói tiếng Nhật là chủ yếu vì hiện chúng đang học bên Nhật, nhưng tôi cũng dạy tiếng Việt cho cháu, mà thực ra điều quan trọng là dạy cho chúng giữ được cái hồn Việt, và dạy cho chúng trách nhiệm với quê hương”. “Trách nhiệm với quê hương, cống hiến cho đất nước” có lẽ là hai điều trăn trở lớn nhất trong cuộc đời ông từ những năm tháng đất nước chiến tranh và cho đến bây giờ, cũng bởi đó là lời dặn cha mẹ ông để lại khi qua đời. Có lẽ bởi thế mà người ta luôn thấy ông tất bật trong biết bao công việc của một doanh nhân, một người mê mải đi bắc những nhịp cầu kết nối văn hóa Việt - Nhật.

chan-dung-tien-si-nguyen-tri-dung-tong-giam-doc-minh-tran-nguoi-kien-tao-cau-noi-van-hoa-viet-nhat-1686122247.png
Gia đình ông Dũng

Gần 40 năm hoạt động tại Nhật Bản, hiểu sâu sắc về văn hóa Nhật, ông cũng mong muốn giới trẻ Việt Nam, học tập cách làm việc, và tinh thần yêu dân tộc của con người Nhật Bản. Ông cũng đã chọn dịch cuốn sách “Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới”, cuốn sách về cuộc đời, sự nghiệp của ông thánh trong kinh doanh của Nhật Bản Honda Soichiro với hi vọng có thể đánh thức giấc mơ của những con người Việt Nam qua câu chuyện rất thực về ông thánh kinh doanh của Nhật Bản đi từ nghèo khó tới thành công “chế tạo ô tô Nhật Bản đứng đầu thế giới”. Trở về Việt Nam với tâm thế một chuyên gia kinh tế của Liên Hiệp Quốc, Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng đã góp phần quan trọng xây dựng nhiều chương trình nhằm kết nối kinh doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nhiều năm qua, Minh Trân - Vườn ươm giấc mơ Việt Nam do Tiến sĩ  Nguyễn Trí Dũng xây dựng đã trở thành điểm kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tâm huyết với việc phát triển kinh tế, văn hóa nước nhà. Và ông luôn sẵn lòng chia sẻ những bài học quý giá về "tư duy phát triển Nhật Bản".

Là người từng sống xa quê hương, hiểu thế nào là sức mạnh văn hóa khi trở về, một trong những việc đầu tiên ông Dũng làm là xây dựng một khu vườn – nơi được ông đặt tên là “Vườn ươm Giấc mơ Việt Nam” ra sức vun vén, chăm chút với tất cả niềm say mê của mình. Ông biến vườn Minh Trân thành một làng quê Việt Nam thanh bình, không gian đậm màu hoài cổ và dân giã, nhưng được trang bị công nghệ hiện đại làm việc, giao lưu đón tiếp đối tác nước ngoài liên kết chuyển giao văn hóa, công nghệ. Khu vườn không chỉ là không gian riêng mang dáng dấp và cái hồn của chủ nhân với mục đích lưu giữ, phát huy truyền thống, văn hóa, cội nguồn gốc Việt, ông chia sẻ:
 “Tôi cũng đã có phần “tô đậm lên” khi đặt tên khu vườn Minh Trân là Vườn ươm Giấc mơ Việt Nam. May mắn là được sống và làm việc tại Nhật Bản trong thời gian dài, nhưng tôi tự hào mình là người Việt Nam và bây giờ tôi cảm thấy hạnh phúc khi được làm nhịp cầu văn hóa giữa hai nước”.

Bước sang tuổi 75, nhưng gặp ông, có lẽ người ta chỉ có thể thấy dấu ấn của tuổi tác trên mái tóc hơi ngả màu bạc, tất cả còn lại là sự trẻ trung, gần gũi và rất mực chân thành. Là một doanh nhân bận rộn, nhưng chẳng khi nào ông thấy mệt với công việc làm cây cầu nối văn hóa Nhật - Việt. Nếu có ai đó nói ông là người “ôm đồm”, ông chỉ cười, nụ cười rất hiền: "chẳng nghĩ rằng mình là người ôm đồm hay tham lam, chỉ muốn làm những công việc mà mình yêu và cần thiết cho quê hương mình". Với mong muốn, giúp người Nhật hiểu hơn về con người, đất nước Việt Nam, ông đã nhiều lần mời các phái đoàn, cán bộ nghiên cứu khoa học, các nhà báo của Nhật Bản qua Việt Nam, tổ chức nhiều triển lãm về Việt Nam tại Nhật Bản.

Theo Ông: “Vườn Minh Trân là nơi giao lưu kết nối văn hóa, kinh tế, khoa học, công nghệ giữa hai dân tộc Việt –  Nhật và là mái nhà rộng cửa đón tiếp trí thức chuyên gia trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài cùng nhau góp sức đoàn kết xây dựng giấc mơ Việt Nam thành hiện thực tốt đẹp”.