Tân Á Đại Thành được biết đến là đại gia đình có ba thế hệ doanh nhân. Trong đó, ông Nguyễn Hữu Đức và vợ - bà Lê Thị Thu Hiền cùng tạo cơ nghiệp. Ngay từ thời điểm ra đời, những người chủ đã nghĩ tới khát vọng lớn tương lai thông qua cách đặt tên công ty. Tân Á Đại Thành ghép lại từ ý nghĩa của “cách Tân châu Á”“Đại nghiệp Thành danh”. 

chan-dung-ong-nguyen-duy-chinh-ceo-dai-gia-bon-nuoc-tan-a-dai-thanh-3-1735275446.jpg

Kế nghiệp ông Đức và bà Hiền gồm ba người con của họ. Bà Nguyễn Thị Mai Phương nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị; ông Nguyễn Minh Ngọc là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị và ông Nguyễn Anh Tuấn là thành viên Hội đồng quản trị . 

10 năm qua, thế hệ thứ ba bắt đầu tham gia điều hành Tập đoàn gia đình này gồm Tổng giám đốc Nguyễn Duy Chính và 4 người anh, em họ khác.

Ông Nguyễn Duy Chính – Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết: “Được vinh danh trong Top 10 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình phát triển vượt bậc của Tập đoàn Tân Á Đại Thành. Với tầm nhìn chiến lược dài hạn, Tân Á Đại Thành không chỉ vững vàng trước những biến động của thị trường mà còn không ngừng bứt phá, vươn mình mạnh mẽ. Chúng tôi tập trung đầu tư bài bản vào các nguồn lực cốt lõi, từ phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao, đến xây dựng nền tảng hạ tầng hiện đại, nhằm kiến tạo giá trị bền vững, đồng hành cùng sự phồn vinh của cộng đồng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia”.

nguyen-duy-chinh-tan-a-dai-thanh-2-1735185781.jpg

------------------------------------

Từ vị thiếu gia kế nghiệp gia đình đến Đại biểu HĐND TP. Hà Nội

Ông Chính sinh năm 1985, trình độ học vấn là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Queen Mary – Vương Quốc Anh. Được biết ông Chính là con trai trưởng của Chủ tịch HĐQT Tân Á Đại Thành - bà Nguyễn Thị Mai Phương.

Ông Chính bắt đầu gia nhập Tân Á Đại Thành từ năm 2010.

Từ 6/2010 đến 12/2011: Ông đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc phụ trách Sản xuất, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á Hưng Yên

Từ 01/2012 đến 10/2013: Ông là Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch và Mua sắm, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á

Từ 11/2013 đến 12/2014: Ông giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính, Giám đốc Marketing, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á Hưng Yên - Tập đoàn Tân Á Đại Thành.

Năm 2015, sau khi trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau tại tập đoàn, ông Chính được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Tân Á Đại Thành.

Như vậy, sau khi đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau ở tập đoàn, năm 2015, ông Chính chính thức ngồi “ghế nóng” CEO Tân Á Đại Thành. Đây được xem là bước đầu bà Nguyễn Thị Mai Phương chuyển giao quyền lực cho con trai mình.

tong-giam-doc-tan-a-dai-thanh-2-1735224266.jpg

“Chuyển giao là một việc không dễ với người chuyển giao và người được chuyển giao. Thậm chí, tôi biết là đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty cũng có thể chịu những tác động do sự thay đổi này. Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng tới công việc.

Đối với tôi, nhiệm vụ đầu tiên là duy trì những gì Tân Á Đại Thành đã hoạt động, nên tôi sẽ có buổi nói chuyện với các cổ đông ở vị trí quản lý, sau đó là với từng phòng, từng nhà máy. Để mọi người thấy rằng, việc chuyển giao là để Tập đoàn tiếp tục phát triển và làm cho cuộc sống của từng người được nâng lên”, ông Chính từng chia sẻ trên truyền thông.

Được biết, Tân Á Đại Thành được xây dựng trên nền tảng của ba thế hệ gia đình doanh nhân. Thế hệ đầu tiên đã đặt nền móng vững chắc, khởi đầu cho hành trình phát triển của tập đoàn. Tiếp nối những giá trị đó, thế hệ thứ hai đã dẫn dắt tập đoàn vượt qua nhiều thách thức, và xây dựng uy tín thương hiệu trên thị trường. Hiện nay, thế hệ thứ ba đang được HĐQT tin tưởng trao quyền điều hành.

“Trực tiếp tham gia hoạt động quản lý Tập đoàn Tân Á Đại Thành từ năm 2010, Tổng Giám đốc Nguyễn Duy Chính đã thành công dẫn dắt công cuộc tái cấu trúc tập đoàn, tối ưu hóa mọi nguồn lực, xây dựng thương hiệu bằng uy tín, chất lượng”, theo giới thiệu từ website của Tân Á Đại Thành.

Tháng 1/2015, ông chính thức đảm nhiệm vị trí CEO Tập đoàn Tân Á Đại Thành.

Bên cạnh chức vụ CEO của Tân Á Đại Thành, ông Chính còn đang đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội lần thứ V (nhiệm kỳ 2018-2023) và là đại biểu HĐND TP. Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Nguyễn Duy Chính cũng là doanh nhân, nhà lãnh đạo doanh nghiệp trẻ tuổi nhất trúng cử đại biểu HĐND TP. Hà Nội nhiệm kỳ này.

Trước đó, trong chương trình hành động của mình, ông Nguyễn Duy Chính cam kết sẽ tích cực đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nghiệp thành phố Hà Nội, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.

------------------------------------

Tân Á Đại Thành được thành lập năm 1993, với tiền thân là công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á. Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và cung ứng các sản phẩm như: bồn nước, máy nước nóng, máy nước nóng năng lượng mặt trời, máy lọc nước…

Ít người biết, Tân Á Đại Thành từng là 2 thương hiệu khác nhau. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á ở phía Bắc được thành lập năm 1993, do bà Nguyễn Thị Mai Phương đứng đầu. Người phụ nữ này đã có những quyết định táo bạo, thậm chí liều lĩnh thời điểm ấy. Khi cư dân tại nhiều đô thị lớn Việt Nam vẫn sử dụng chum, vại hoặc bể xi măng để chứa nước, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, bà Phương bắt đầu sản xuất bồn inox.

chan-dung-ong-nguyen-duy-chinh-ceo-dai-gia-bon-nuoc-tan-a-dai-thanh-1735275273.jpg
Bà Nguyễn Thị Mai Phương

Bà nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các quốc gia có nền kim khí phát triển. Thay vì sử dụng thép giá rẻ như nhiều doanh nghiệp cùng thời, Tân Á chấp nhận chi số tiền lớn mua thép không gỉ - inox 304 có tính năng bền, chống oxy hóa để chế tạo bồn chứa nước. Từ một cửa hàng nhỏ ở số 1 Cát Linh (Hà Nội), bà Phương phải đi thuê mọi thứ phục vụ sản xuất. Ông Nguyễn Tiến Hưng – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành nhớ lại. “Tôi và bà Phương dùng xe tải 2 tấn rưỡi, chở nhiều chiếc bồn đi chào hàng. Từ Hà Nội tới Vinh (Nghệ An) rồi rong ruổi đi các tỉnh”.

Đầu thập niên 1990, thu nhập người dân cải thiện và chương trình nước sạch hóa nông thôn của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy thị trường sản xuất kinh doanh bồn nước, máy lọc nước. Không lâu sau ngày ra mắt, Tân Á chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ở thời điểm đỉnh cao, người ta ước tính, cứ trên 10 nóc nhà ở miền Bắc, có sự xuất hiện của 4 chiếc bồn inox Tân Á. Còn tại phía Nam, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nam Đại Thành và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Á Đông được thành lập năm 1999 bởi hai người anh, em của bà Phương cũng chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Đại Thành cũng sớm sản xuất thành công bồn nước nhựa đầu tiên trong nước, có khả năng chứa nước mặn, nước nhiễm phèn, phù hợp điều kiện nguồn nước bản địa. Từng có giai đoạn, trong 10 bồn nước tại miền Nam, có 7 sản phẩm do Đại Thành làm ra.

Tới năm 2002, máy nước nóng năng lượng mặt trời ra đời, đánh dấu sự hoàn thiện bước đầu cho hệ sinh thái lưu trữ, cung cấp nước tới mỗi hộ gia đình. 5 năm sau đó, Tân Á – Nam Đại Thành – Tân Á Đông chính thức sáp nhập lại dưới một mái nhà với tên gọi Tân Á Đại Thành. Nhiều đơn vị khi lớn mạnh tách ra nhưng Tập đoàn này muốn nhập lại, từ đó, tạo thành một khối đoàn kết, tổng hòa các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu cao hơn trong kinh doanh. “Doanh nghiệp lớn không chỉ là doanh nghiệp kiếm được hàng ngàn tỉ đồng, mà phải là doanh nghiệp tạo dựng, chia sẻ giá trị cho hàng triệu khách hàng và vươn tầm quốc tế”, Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Á Đại Thành, ông Nguyễn Duy Chính chia sẻ.

Tân Á Đại Thành kinh doanh ra sao dưới thời CEO Nguyễn Duy Chính?

Hiện nay, dưới sự điều hành bởi đại gia đình ông Nguyễn Duy Chính, Tân Á Đại Thành sở hữu 45 công ty thành viên, hệ thống bán hàng trực tuyến và hơn 30.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, Tân Á Đại Thành được tạp chí Forbes Việt Nam xếp hạng nằm trong danh sách 20 gia đình kinh doanh lớn nhất Việt Nam, giá trị thương hiệu được định giá 65 triệu USD. Giá trị thương hiệu Tập đoàn được định giá 65 triệu USD, đứng thứ 8 trong 25 thương hiệu công ty dẫn đầu năm 2023. Tân Á Đại Thành cũng đứng đầu bảng xếp hạng 10 doanh nghiệp tư nhân ngành hàng tiêu dùng - gia dụng nộp ngân sách lớn nhất cho quốc gia trong năm 2023, với số tiền 797 tỉ đồng.

nguyen-duy-chinh-tan-a-dai-thanh-4-1735224561.jpg

Năm 2023, Tân Á Đại Thành có tổng tài sản đạt hơn 20.000 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt gần 8.000 tỷ đồng. Hiện, 19 công ty thành viên, 20 nhà máy sản xuất tại Việt Nam và Lào đang mang về doanh thu khoảng 9.000 tỉ đồng mỗi năm. Theo công bố của doanh nghiệp, họ nắm hơn 50% thị phần bồn nước dân dụng và công nghiệp trong nước, với một triệu sản phẩm cung ứng ra thị trường mỗi năm. 3 lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn Tân Á Đại Thành gồm: Sản xuất công nghiệp, Công nghệ cao và Bất động sản.

Trong đó, mảng sản xuất công nghiệp với các sản phẩm như bồn nước inox, bồn nước nhựa, bình nước nóng, máy nước nóng năng lượng mặt trời… đóng góp doanh thu hơn 3.300 tỷ đồng.

Mảng vật liệu xây dựng đứng kế tiếp, mang về cho công ty hơn 2.300 tỷ đồng. Tập đoàn công bố dẫn đầu thị trường bồn nước với hơn 50% thị phần, tương đương khoảng một triệu sản phẩm được tiêu thụ hằng năm.

Ngoài ra Tân Á Đại Thành cũng đang giữ thị phần số 1 Việt Nam với các dòng sản phẩm bồn inox, bồn nhựa, bình nước nóng và máy nước nóng năng lượng mặt trời.

Bên cạnh lĩnh vực sản xuất thiết bị ngành nước, những năm gần đây doanh nghiệp lấn sân sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thành lập CTCP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành với thương hiệu MeyLand.

Theo giới thiệu, doanh nghiệp này được thành lập với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, và định hướng phát triển trở thành Top 5 thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.

Hiện tại, Meyland đang sở hữu quỹ đất lớn tại Hà Nội, TP HCM, Phú Quốc, Nghệ An, Bình Thuận, Long An… Doanh nghiệp này cũng là chủ dự án khu đô thị cao cấp Meyhomes Capital Phú Quốc tọa lạc tại tuyến đường huyết mạch kết nối sân bay quốc tế Phú Quốc qua Bãi Trường tới thị trấn An Thới với quy mô 56,09 ha.