CEO Vũ Việt Anh tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, tại Học viện kiến trúc thuộc Bộ Xây dựng và tìm được một công việc khá ổn định, nhưng anh đã dám từ bỏ tất cả để theo đuổi đam mê kinh doanh.
Quán cà phê theo mô hình truyền thống gia đình là những gì anh bắt đầu khởi nghiệp, với niềm đam mê kinh doanh và vốn kiến thức liên quan đến thiết kế mỹ thuật trong trường Đại học, Vũ Việt Anh đã mày mò để tạo nên một công ty cà phê mang bản sắc của riêng mình.
Theo thời gian, hàng loạt chuỗi cà phê nổi tiếng một thời như The KAfe, Gloria Jean's... phải đóng cửa, nhưng đến nay hệ thống Gemini Coffee đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc.
Ông chủ chuỗi cà phê Gemini Vũ Việt Anh chia sẻ: “Nếu nói đến lĩnh vực đồ uống thì từ xa xưa ở quê gia đình Việt Anh đã có truyền thống này. Nhưng để gọi là kinh doanh bài bản thì phải đến năm 2007, khi Việt Anh ra Hà Nội học đại học”.
Thời gian đầu mới mở quán vẫn theo mô hình hộ gia đình, mẹ của Việt Anh chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, thu nhập và chi phí, trong khi người thân chạy việc vặt để giúp cửa hàng.
Năm 2008, Việt Anh quyết định làm riêng, mở cửa hàng riêng và chọn địa điểm là mặt tiền nằm trên đường Nguyễn Thị Định (quận Thanh Xuân). Khi đó, Việt Anh cũng chưa từng nghĩ rằng cửa hàng đầu tiên này sẽ đặt nên nền móng cho một chuỗi Gemini Coffee sau này.
"Mọi người cũng biết, từ năm 2011, cùng với khủng hoảng kinh tế trong nước và quốc tế, người dân cũng tiết kiệm chi tiêu. Đặc biệt, đồng thời xu hướng uống cà phê truyền thống cũng thoái trào, cũng là lúc đồ uống đá xay lên ngôi. Tôi là người trẻ nên tôi cũng muốn tìm hiểu và nắm bắt xu hướng nên tôi lấn sân sang làm đồ uống đá xay. Không ngờ xung quanh toàn dân văn phòng, khách chỉ uống cà phê chứ không thích đá bào. Và thế là vừa mở quán, tôi gặp ngay thất bại”, Việt Anh nhớ lại.
2 tháng đầu, Gemini Coffee không có khách dù sở hữu vị trí đắc địa, do không đánh giá kỹ thị trường, vội chạy theo trào lưu, đến lúc này Vũ Việt Anh cho rằng chiến lược kinh doanh của mình cần phải thay đổi.
Gemini Coffee được biến tấu cho dân dã hơn, chuyển từ bàn ghế “teen teen” sang bàn ghế vỉa hè, hướng đến đối tượng phổ thông và quen thuộc hơn.
Gemini chỉ tập trung vào các dòng sản phẩm truyền thống như cà phê và trà, giá dao động từ 20 - 50 nghìn đồng, tức là cà phê cao cấp hơn cafe cóc nhưng so với cửa hàng có thương hiệu lại thấp hơn.
Như cửa hàng Gemini Coffee đầu tiên, Vũ Việt Anh không chỉ “mất hút” khách trong 2 tháng đầu, mà còn mất 4 tháng tiếp theo mới ổn định.
"Sau cửa hàng đầu tiên với muôn vàn khó khăn, tôi đã phải rất kiên nhẫn và rút ra được bài học kinh nghiệm, đó là luôn tính toán và chuẩn bị tài chính trong mọi tình huống. Tài chính tốt sẽ giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề như thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, khai trương điểm bán mới..." Vũ Việt Anh nói.
Gemini Coffee áp dụng phương pháp trên, sau đó đã mở thêm 2 cửa hàng, nâng tổng số cửa hàng trong chuỗi kinh doanh lúc này lên con số 3. Đồng nghĩa với việc kinh doanh ổn định và có lãi, Vũ Việt Anh tiếp tục mở thêm các đại lý.
Tuy nhiên, càng mở nhiều cửa hàng, Gemini Coffee càng gặp phải nhiều vấn đề cần giải quyết. Từ 10 nhân viên dưới quyền, Vũ Việt Anh khi đó phải quản lý cùng lúc 20 đến 30 nhân viên và nay là 300 nhân viên.
Đối mặt với vấn đề chất lượng dịch vụ ngày càng không đồng đều, trong khi nhân sự mới ngày càng nhiều, đây là một bài toán khá khó với vị CEO trẻ này. Sau này, sau khi giải quyết được vấn đề trên, Vũ Việt Anh nhận ra rằng đó cũng là kinh nghiệm để quản lý kênh F&B nói chung, kênh cà phê nói riêng.
Giải quyết được bài toán nhân sự thì tự khắc chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao. Bởi theo vị CEO này, chỉ khi nhân viên làm việc đúng quy trình thì chuỗi mới muốn hoạt động hiệu quả. Thời hạn xác minh không phải là một tháng, một năm mà có thể là vài năm.
Đến tháng 5/2022, Gemini Coffee đã có hơn 50 chuỗi cửa hàng nhượng quyền trên nhiều tỉnh thành và thành phố lớn nước ta. Vũ Việt Anh vẫn khẳng định Gemini Coffee đang hình thành chuỗi cafe.
Vũ Việt Anh chia sẻ, để mở một quán cà phê nói chung, các bạn trẻ phải chuẩn bị vốn cho những yếu tố cơ bản như mặt bằng, sắp đặt ban đầu, trang trí, đầu tư dụng cụ... Và trên hết là vốn khẩn cấp trong tình huống việc kinh doanh không thuận lợi.