Thành công kêu gọi vốn trên chương trình Shark Tank 2018, Soya Garden đã nhận được tổng cộng 100 tỷ đồng từ EGroup của Shark Thủy, rồi ồ ạt mở cửa hàng. Tuy nhiên Đại dịch Covid-19 khiến Soya Garden phải hàng loạt cửa hàng  tại TP. HCM và Hà Nội . Động thái này khiến cộng đồng kinh doanh cho rằng, Soya Garden cũng sẽ 'toang' như nhiều chuỗi F&B khác. Thế nhưng theo Hoàng Anh Tuấn – CEO của Soya Garden, công ty này đang thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp hơn với thị trường, chứ không phải chuẩn bị ‘toang’ như lời đồn thổi. 

Soya Garden đóng gần 1/2 cửa hàng tại TPHCM vì dính đòn Covid
Vào cuối tháng 1/2020, tức là trước Tết Nguyên Đán, trên Fanpage Soya Garden, họ cho biết có tất cả 45 cửa hàng: 29 tại Hà Nội, 13 tại TP. HCM và 2 tại Hải Phòng, 1 ở Nha Trang. Còn nhớ, Soya Garden đã khai trương cửa hàng thứ 50 tại Ngã 6 Phù Đổng vào tháng 9/2019.
Sau khi thành công kêu gọi vốn trên chương trình Shark Tank 2018, Soya Garden đã nhận được tổng cộng 100 tỷ đồng từ EGroup của Shark Thủy, rồi ồ ạt mở cửa hàng trong năm 2018 và 2019.
Tuy nhiên, bởi sự ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, đã có rất nhiều doanh nghiệp giải thể hoặc phải giảm quy mô xuống hơn 50%. Và Soya Garden cũng không ngoại lệ. Thương hiệu này đã phải đóng 6/13 cửa hàng tại TP. HCM.
6 cửa hàng đã đóng cửa, đó là: cửa hàng tại 35 Phan Đăng Lưu – cửa hàng đầu tiên của Soya tại TP. HCM; 3 cửa hàng tại Quận Gò Vấp và 2 cửa hàng tại Nguyễn Hồng Đào – Tân Bình cùng Lũy Bán Bích – Quận Tân Phú.
Dính đòn Covid-19, Soya Garden đóng cửa hầu hết cửa hàng tại TP. HCM

Cửa hàng Soya Garden tại 27B Nguyễn Đình Chiểu - Quận 1 có mở cửa nhưng dường như không bán hàng tại quán và tòa nhà này cũng đang được rao cho người khác thuê.

Không chỉ ngừng hoạt động nhiều cửa hàng tại TP.HCM, hàng loạt các cửa hàng của Soya Garden tại Hà Nội cũng đã đóng cửa.
Nhiều cửa hàng Soya Garden nằm tại vị trí đẹp ở Hà Nội như Phạm Ngọc Thạch, Hà Đông hay sảnh các chung cư cao cấp đều ngưng hoạt động.
Dịch Covid 19 đã tác động hầu hết đến các doanh nghiệp trong mọ lĩnh vực, tuy nhiên việc đóng cửa đột ngột của Soya Garden không khỏi khiến giới kinh doanh bất ngờ, bởi chỉ các đó mấy tháng công ty này vẫn cho thấy những kế hoạch rất tham vọng.
Trong 1 lần trả lời phỏng vấn vào giữa năm 2019, CEO Soya Garden đã tiết lộ tham vọng mở 100 cửa hàng trong năm 2019 và 300 cửa hàng trong năm 2020 tại Việt Nam đồng thời sẽ đặt chân đến những thị trường khác trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản.
Về mục tiêu dài hạn, trong 3 năm tới, thương hiệu này muốn hoàn tất sứ mệnh đưa các sản phẩm từ đậu nành lên ngang tầm với cà phê và trà, để việc "đi Soya" sẽ trở nên quen thuộc như "đi cafe" hay "đi trà sữa".
CEO Soya Garden nói gì?
Theo Hoàng Anh Tuấn, cũng giống như tất cả các chuỗi F&B, Soya Garden cũng bị tác hại nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nếu xét thêm khía cạnh là người mới ở thị trường cùng hầu hết cửa hàng đều ở vị trí đắc địa, tổn thương của chúng tôi còn sâu sắc hơn người khác.
"Làm khởi nghiệp, mở được cửa hàng đã là khó, nhưng để đóng được cửa hàng còn đòi hỏi sự dũng cảm và trách nhiệm với tiền của nhà đầu tư", Hoàng Anh Tuấn nói.
Khó khăn vì dịch bệnh, thế nhưng Tuấn cũng cho rằng, nhìn ở góc độ quản trị, việc đóng gần ½ cửa hàng tại TP. HCM là hành động tái cơ cấu doanh nghiệp, bỏ bớt đi cửa hàng kinh doanh chưa hiệu quả và giữ lại các cửa hàng có doanh thu tốt, vị trí đẹp; đồng thời chuẩn bị ra mắt một concept cửa hàng khác nhỏ hơn đồng nghĩa với ít tốn chi phí mặt bằng – nhân công hơn.
Và mô hình đó chính là các cửa hàng kiosk.
Theo Tuấn, sở dĩ Soya Garden vẫn sống tốt xuyên suốt mùa dịch tại Hà Nội, chính nhờ các cửa hàng kiosk nhỏ dưới 20 chỗ ngồi, phục vụ một lượng ít khách hàng tại chỗ và tập trung bán take-away hoặc delivery. Những cửa hàng như thế có chi phí vận hành thấp, hoạt động đơn giản nhưng hiệu quả kinh doanh thậm chí còn lớn hơn các cửa hàng lớn.
Cùng với việc đã thành công tại Hà Nội và mức độ am hiểu thị trường sau hơn 1 năm Nam tiến, Hoàng Anh Tuấn tự tin rằng, lần khởi động lại này sẽ định vị được thương hiệu Soya Garden trong lòng người tiêu dùng.
"Đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều doanh chủ phải thay đổi hoàn toàn tư duy sản xuất – kinh doanh, nhất là những người điều hành chuỗi F&B như tôi. Để tồn tại, chúng tôi cần ưu tiên tính hiệu quả chứ không phải hình ảnh hay đốt tiền để chiếm lĩnh thị trường nữa. Covid-19 cũng thúc đẩy việc chuyển đổi số đối với các mô hình kinh doanh truyền thống tại Việt Nam nhanh hơn từ 3-5 năm.
Xu hướng phát triển này chắc chắn là tất yếu tại thị trường Việt Nam và chúng ta sẽ chứng kiến sự chuyển đổi này trong tương lai. Soya Garden có lợi thế là một startup trẻ và nhỏ so với các ông lớn trên thị trường nên việc xoay chuyển sẽ diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn", CEO Soya Garden khẳng định.