Tại hội nghị của Thường trực Chính phủ với các ngân hàng chiều 21/9, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng cho biết đến 16/9, tăng trưởng tín dụng đạt 7,26% so với cuối năm 2023. Mức tăng trưởng này cải thiện so với cùng kỳ năm trước, khi chỉ đạt 5,73%, nhưng vẫn thấp hơn chỉ tiêu 15% được giao đầu năm.

© Phó chủ tịch thường trực - Tổng Giám đốc Sacombank, Nguyễn Đức Thạch Diễm, lý giải nguyên nhân tín dụng chưa đạt kỳ vọng do:  
  + Nhu cầu vốn của doanh nghiệp còn thấp do xuất khẩu và tiêu dùng nội địa chưa phục hồi.  
  + Nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro, nên không mạnh dạn sử dụng vốn vay.

ceo-sacombank-nguyen-duc-thach-diem-neu-van-de-cua-cac-ung-dung-cho-vay-khong-can-tai-san-the-chap-1-1727013170.jpg

- Bà Diễm đánh giá thêm:  
  + Thu nhập của người mua bất động sản giảm, nguồn cung nhà ở với giá hợp lý chưa đáp ứng đủ.  
  + Các công ty, dự án bất động sản gặp khó khăn do pháp lý chưa hoàn thiện và năng lực tài chính suy giảm nghiêm trọng.

- Thu nhập của người dân giảm do tình hình kinh tế khó khăn, cộng thêm sự bùng phát của các loại hình cho vay qua ứng dụng với điều kiện nới lỏng, không cần tài sản thế chấp, khiến tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng tăng chậm.

- Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Sacombank đề xuất:  
  + Ngành ngân hàng cần giảm chi phí vốn và lãi suất cho vay, tinh gọn quy trình và thủ tục cấp phát tín dụng.  
  + Tăng các gói tín dụng ưu đãi cho một số lĩnh vực, ngành nghề để giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, tăng trưởng dư nợ.

- Sacombank cũng kiến nghị Chính phủ:  
  + Duy trì chính sách tài khóa mở rộng để tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng.  
  + Thực hiện các giải pháp giảm thuế, phí để hỗ trợ cầu tiêu dùng và tăng sức mua của nền kinh tế.  
  + Khuyến khích các tổ chức trung gian thanh toán giảm phí để cùng với các ngân hàng thương mại miễn phí cho người dùng.

Nếu thông tin bổ ích, cho mình 1 "like" nhé.