Các yếu tố tác động đến xu hương "USD- Lợi suất TPCP Mỹ dài hạn":
- Kế hoạch chi tiêu tài khóa – đầu tư hạ tầng lớn của US 2024 – 2030 gây áp lực lên lợi suất TPCP dài hạn:
Kể từ khi chính phủ US đề xuất dự luật chi tiêu hạ tầng - đầu tư , với tỷ trọng phát hành trái phiếu dài hạn (tài trợ đầu tư trung dài hạn) cao hơn dự tính của thị trường , thị trường trái phiếu chính phủ dài hạn toàn cầu (xoay quanh thị trường TPCP Mỹ) đang cho thấy rủi ro mất cân bằng cung – cầu, tạo áp lực lớn lên lợi suất TPCP dài hạn của Mỹ.
- Các Chính sách tiền tệ - tài khóa ở các nền kinh tế lớn ảnh hưởng tiêu cực đến lợi suất TPCP
* Quá trình Quantitative tightening (hút tiền) của Fed tiếp tục được diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
** BoJ ra dấu hiệu muốn trung hòa Chính sách tiền tệ nới lỏng của họ ( Nới lỏng chính sách “Yield curve control” – điều kiện CPI Nhật xu hướng tăng trung dài hạn - Kinh tế Nhật bắt đầu tăng trưởng).
*** PBoC thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng – kết hợp chính sách tài khóa nới lỏng, song song quá trình đó là việc hạ thấp tỷ trọng TPCP Mỹ trong quá trình hỗ trợ tỷ giá và nền kinh tế.
**** Các nhóm nước OPEC+ (bao gồm Saudi Arabia và Nga) đã và đang từng bước tách khỏi hệ thống petro-dollar.
- Các điều kiện kinh tế toàn cầu ủng hộ sự mạnh lên của DXY và xu hướng thắt chặt tiền tệ mạnh của Fed trong giai đoạn sắp tới.
Tương quan tăng trưởng tế Mỹ hiện đang mạnh vượt trội so với các vùng kinh tế trọng điểm khác, ví dụ Trung Quốc, Europe, các nhóm kinh tế mới nổi Châu Á, ... thúc đẩy dòng vốn đầu tư chảy về Mỹ (hỗ trợ DXY tăng) và hỗ trợ động thái đầu tư – risk taking (dòng vốn đầu tư tận dụng các cơ hội đầu tư – đảo nợ trong bối cảnh lãi suất các loại tăng cao, dòng vốn chảy ra khỏi thị trường TPCP Mỹ).
Bên cạnh đó kinh tế US dựa trên số liệu hiện tại vẫn mạnh, hàm ý xu hướng kinh tế mạnh - core inflation có thể vẫn neo cao, đồng nghĩa Fed có thể tiếp tục thực hiện CSTT thắt chặt tối đa lâu hơn như trong dự báo từ cuộc họp Fed tháng 9, kịch bản giữ lãi suất gần vùng đỉnh đến gần cuối 2024 (Fed fund rate dự kiến vùng 4.9% - 5.5%, cuối năm 2024).
Bên cạnh các xu hướng trung dài hạn phía trên, các rủi ro ngắn hạn tiếp tục tạo áp lực lên dòng vốn toàn cầu:
- Các thời điểm căng thanh khoản như cuối quý vừa qua (window dressing) trên toàn cầu. Tuy nhiên yếu tố này cơ bản đã được giải tỏa).
- Lạm phát commodity toàn cầu có dấu hiệu tăng trở lại ngắn hạn.
- Các rủi ro liên quan đến việc Chính phủ Mỹ không thông qua đạo luật chi tiêu trong ngắn hạn. Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói: rủi ro từ việc đóng cửa Chính phủ Mỹ có thể gây rối loạn trên thị trường vốn – TPCP, và có rủi ro đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái đột ngột.
-Đánh giá xếp hạng TPCP Mỹ bị hạ bậc bởi các nhà xếp hạng tín dụng, bởi các rủi ro liên quan về quản lý tài khóa – chi tiêu, gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và lợi suất TPCP Mỹ.
- Hiện tại các chỉ số DXY và 10yr đều tiệm cận vùng đỉnh ở các cuộc khủng hoảng tài chính, nên các biến động được đẩy lên cao trên vùng đỉnh mới.
Theo đó SBV dự kiến sẽ phải tiếp tục phòng ngừa áp lực tăng từ tỷ giá trong ngắn hạn, cho đến khi có diễn biến khiến xu hướng “USD – lợi suất TPCP Mỹ dài hạn” hạ nhiệt.
Các chính sách trong ngắn hạn SBV có thể thực hiện để cân bằng các mục tiêu CSTT nới lỏng nội địa – đề phòng áp lực tỷ giá: Tiếp tục phát hành tín phiếu NHNN ở tốc độ vừa phải trong các tình huống phản ứng đà tăng mạnh của USD và lợi suất TPCP toàn cầu.
Với việc SBV đã hút ròng khoảng 100 nghìn tỷ trong vòng 10 phiên, tốc độ hút và khối lượng hút thông qua tín phiếu NHNN được dự đoán sẽ giảm nhẹ, rơi vào 10,000 – 20,000 tỷ /phiên, dư địa hút rơi vào 30,000 – 50,000 tỷ ở những thời điểm áp lực tỷ giá tăng mạnh.
Lưu ý:
Các sự kiện cần quan sát ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến USD – lợi suất TPCP Mỹ dài hạn – hành động SBV
06/10: Công bố số liệu unemployment của Mỹ
12/10: Công bố số liệu CPI của Mỹ - số liệu GDP quý 3 của Mỹ - văn bản cụ thể cuộc họp Fed tháng 9 vừa qua