case-study-xay-dung-thuong-hieu-ca-nhan-tu-sieu-lua-17-ty-sai-lam-mau-chot-o-dau-1663342609.png
 

NTVA là cái tên hót hòn họt đang liên tục được nhắc đến mấy ngày gần đây với rất nhiều cái tên châm biếm như: “NTVA lừa đảo 17 tỉ”, “NTVA là Anna phiên bản Việt”, “NTVA có tài diễn xuất như siêu sao Hollywood”. Có ai thắc mắc tại sao cô ấy có thể thực hiện những phi vụ lừa đảo tài tình chuyên nghiệp như một đặc vụ Mafia với số tiền vượt xa con số 17 tỉ, thậm chí còn có thống kê lên tới hàng trăm tỉ đồng.

Theo góc nhìn của mình, “thành công” ban đầu trong hầu hết các phi vụ lừa đảo của cô ấy đến từ chìa khoá "xây dựng thương hiệu cá nhân.”

Vậy đã đến lúc bạn nhìn nhận “thương hiệu cá nhân” một cách nghiêm túc hơn sau câu chuyện này.

NTVA bắt đầu con đường xây dựng thương hiệu cá nhân từ tài sản ảo, thu nhập ảo, thành công ảo tới gia thế ảo. Cả một đội ngũ Ekip đứng sau để kể câu chuyện giàu có và thành công, cô ấy xây dựng một thương hiệu “Con nhà giàu - thành đạt - xinh đẹp - chịu chơi”.

Cô nàng có 2 hình thức tiếp cận với 2 nhóm đối tượng: Làm quen rồi cưới làm chồng và làm quen rồi vay tiền.

Vậy vì sao hầu như ai rơi vào bẫy của cô ấy đều dễ bị lừa?

  1. Xây dựng hình ảnh nội tại thành công và giàu có: Cô luôn lên hình với những bộ đồ hiệu đắt đỏ, chụp hình ở những nơi sang trọng, thuê siêu xe, thuê chung cư cao cấp. Tất cả những gì cần thiết để phô trương sự giàu có cô sẽ dùng hàng Phake hoặc đi thuê lại để lấp đầy cho mình. Không một nạn nhân nào mảy may nghi ngờ về những gì cô ấy đang có. Cô cũng tự dàn dựng khung cảnh kí kết các hợp đồng, họp báo ra mắt sản phẩm mới, khai trương các cửa hàng chỉn chu như thật.

  2. Nghệ thuật kể chuyện: NTVA có biệt tài kể chuyện, những câu chuyện được cô thêu dệt rất tài tình và logic. Cô nhận bố mình là thành viên của CIA rồi thêu dệt câu chuyện cô bị bắt cóc và bố cô phải giải cứu cô bằng một vali tiền. Câu chuyện nghe ảo như vậy mà vẫn lừa được vô số người mắc bẫy kể ra cô nàng này cũng “có năng khiếu” lắm. Cô còn vẽ nên những câu chuyện về đầu tư ở nước ngoài, sinh lợi khủng ra sao. Với một số kiến thức nhất định trong đầu tư, cô dùng nó để xây dựng niềm tin, dẫn dắt đối tượng tham gia vào các cuộc kêu gọi góp vốn đầu tư hoặc dùng danh nghĩa quen biết để vay mượn.

  3. Tận dụng mạng xã hội: Mạng xã hội thường thích hình ảnh giàu có xinh đẹp và thành công, cô dùng chính yếu tố đó để lan toả kết nối tới đúng đối tượng mà cô nhắm tới.

Vậy NTVA đã mắc sai lầm mấu chốt nào để nhận kết cục ngày hôm nay?

Thật không khó đoán, cô ấy đã KHÔNG LÀ CHÍNH MÌNH ngay từ đầu, đó chính là sai lầm mấu chốt. NTVA đã dùng tất cả “nguyên liệu ảo” để hoàn thiện nội tại ảo của mình. Và mục đích của cô ấy cũng hoàn toàn sai trái, đến một ngày cái kim trong bọc cũng lòi ra là điều dễ hiểu. Một thương hiệu ảo kết hợp với một mục đích không chân chính cuối cùng cũng chỉ mang lại một kết cục bi thảm.

Nếu bạn xây dựng thương hiệu cá nhân bằng sự thật, bằng chính những gì bạn có thì hành trình bạn đi có thể chậm hơn, nhưng CHẬM MÀ CHẮC và quan trọng bạn được sống đúng với lòng mình. Và hãy nhớ dùng thương hiệu cá nhân cho những mục đích tốt đẹp và ý nghĩa chứ không phải là dùng nó cho ý đồ xấu.

P/s: Bài viết dưới góc độ, kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Rất mong các bạn các anh chị cùng góp ý để hoàn thiện.

Nguồn: Trần Kim Bảo Thư

https://www.facebook.com/groups/tamsu.content/posts/776876800091403/