fb-img-1714615349198-1714615408.jpg
 

Kết quả cuộc họp Fed đưa đến các thông tin tích cực đối với triển vọng kinh tế Mỹ & kinh tế toàn cầu cũng như cho thấy xu hướng tỷ giá toàn cầu có thể giảm nhiệt sau giai đoạn phản ánh thái quá các rủi ro thắt chặt tiền tệ từ Fed.

(1) KỊCH BẢN KINH TẾ MỸ HẠ CÁNH MỀM ĐƯỢC CỦNG CỐ - (2) XÁC SUẤT XẢY RA BIẾN ĐỘNG SUY THOÁI KINH TẾ KHÔNG CÓ

Xu hướng lạm phát Mỹ vẫn giảm nhiệt đáng kể theo Fed (PCE 12 tháng : 2.7% - Core PCE 12 tháng : 2.8% , tiệm cận quá trình đưa xu hướng lạm phát trung hạn về 2%).

Nền kinh tế Mỹ vẫn rất khỏe với dữ liệu consumer spending trong quý 1 rất tốt. Số liệu GDP Mỹ giảm mạnh quý 1 bị ảnh hưởng tạm thời bởi các yếu tố ngắn hạn như giảm hàng tồn kho, chi tiêu công, và xuất khẩu ròng giảm. 

Kịch bản về Stagflation nền kinh tế Mỹ (lạm phát cao - kinh tế suy giảm mạnh - thất nghiệp tăng mạnh) không có xác suất xảy ra ngắn hạn.

(3) LÃI SUẤT FED DỰ KIẾN CẮT GIẢM TỪ QUÝ 4/2024

Sau cuộc họp Fed, lãi suất Fed được kỳ vọng sẽ cắt giảm vào quý 4/2024 , với xác suất 1 - 2 lần cắt giảm, lãi suất Fed kỳ vọng cuối năm 2024 ở mức 4.5% - 5.0%, phụ thuộc vào kết quả các kỳ dữ liệu lạm phát - lao động Mỹ trong quý 2 và quý 3. 

(4) ĐIỀU KIỆN THANH KHOẢN CẢI THIỆN NHỜ HÀNH ĐỘNG HẠN CHẾ QUÁ TRÌNH THẮT CHẶT THANH KHOẢN

Với ảnh hưởng từ điều kiện thanh khoản TPCP Mỹ mất căn bằng ngắn hạn, Fed chủ động nới lỏng chính sách về quá trình Quantitative Tightening kể từ tháng 01/06 tới. Cụ thể Fed sẽ giảm quá trình thắt chặt đối với TPCP Mỹ đáng kể (từ 60 tỷ USD/tháng giảm còn 25 tỷ USD/tháng), thay đổi quan trọng trong việc giảm nhiệt xu hướng tăng của lợi suất TPCP Mỹ hiện tại.

(5) RỦI RO TỶ GIÁ HẠ NHIỆT ĐỐI VỚI TỶ GIÁ TOÀN CẦU VÀ VND

Sau kết quả cuộc họp Fed, quá trình kiểm soát tỷ giá USD/VND và hoạt động phòng thủ tỷ giá - bán USD sẽ hạ nhiệt ngắn hạn. Sốp cho rằng SBV sẽ giữ cân bằng quá trình phòng thủ tỷ giá và thanh khoản thị trường tài chính, không có động cơ gia tăng hành động đề phòng tỷ giá như tăng lãi suất hay bán USD mạnh, gây ảnh hưởng chính sách tiền tệ nới lỏng trong ngắn hạn.

Theo quan điểm của Sốp vùng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trong nền kinh tế vẫn sẽ được cân bằng vùng 5.0% - 5.5% trong 2024, tiệm cận 6.0% - 6.5% trong 2025 , phụ thuộc nhiều vào quá trình kinh tế nội địa hồi phục trong 2024 - 2025.

Vấn đề quản lý tỷ giá USD/VND cũng sẽ được hưởng lợi ngắn hạn từ việc Chính sách can thiệp tỷ giá USD/JPY hiện tại của Nhật Bản , tỷ giá USD/JPY dự kiến sẽ được duy trì vùng thấp hơn 25,500 trong ngắn hạn , chưa có rủi ro phá vỡ.

Lưu ý:
Áp lực tỷ giá USD/VND ngắn hạn, hành động phòng thủ tỷ giá của SBV hiện tại có xác suất hạ nhiệt. 

Cần chú ý về áp lực tiền tệ - vĩ mô trong ngắn hạn nếu: (*) Lợi suất TPCP Mỹ 2 năm tiếp tục giữ trên 5.0% - lợi suất TPCP Mỹ 10 năm tiếp tục tăng mức tiệm cận 5.0% ; (**) DXY tiệm cận vùng 107 - 108 ; (***) USD/JPY tiệm cận vùng 158 - 160