Sự cạnh tranh giữa các nền tảng công nghệ tại Đông Nam Á đang diễn ra hết sức quyết liệt, khi hai “gã khổng lồ” Be và Grab đều đặt cược vào trí tuệ nhân tạo (AI) để tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và mở rộng hệ sinh thái dịch vụ.
Grab đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng AI vào mọi khía cạnh hoạt động của mình. Theo thông tin từ doanh nghiệp này họ đã triển khai hơn 1.000 mô hình AI, qua đó khẳng định rằng công nghệ này đã trở thành nền tảng cốt lõi trong dịch vụ của họ.
Theo Grab, năm 2024 sẽ là một dấu mốc quan trọng với sự xuất hiện của "AI tạo sinh" (Generative AI), cho phép xử lý và sáng tạo ngôn ngữ tự nhiên với độ chính xác cao hơn. Nhờ vào Generative AI, Grab có khả năng nâng cao dự đoán nhu cầu di chuyển, phân tích sâu ghi chú từ khách hàng và tự động hóa nội dung marketing.

Các công cụ như GrabRideGuide giúp tài xế tìm đến những khu vực có nhu cầu cao mà không cần phải chạy lòng vòng, trong khi tính năng tự động hiểu và lưu trữ ghi chú của khách hàng giúp tài xế xử lý các yêu cầu phức tạp một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống camera lập bản đồ Kartacam 2 cũng được nâng cấp, sử dụng AI để cải thiện độ chính xác và tốc độ cập nhật dữ liệu.
► Kể từ năm 2019, Grab đã công bố khoản đầu tư lên đến 150 triệu USD vào nghiên cứu AI sau khi đã chi 100 triệu USD trước đó. Họ đã ký hợp đồng hợp tác với Microsoft và OpenAI, nhằm mục tiêu "AI hóa" toàn bộ dịch vụ của mình từ giao hàng đến thanh toán kỹ thuật số. Philipp Kandal Giám đốc Sản phẩm của Grab cho biết, họ mong muốn giải phóng nguồn lực con người khỏi các tác vụ lặp đi lặp lại nhờ vào AI.
Trong khi Grab có nguồn lực tài chính lớn, Be cũng không kém phần quyết tâm trong cuộc đua AI. Be với siêu ứng dụng tích hợp 12 dịch vụ, đã hợp tác với Aitomatic - một công ty AI có trụ sở tại Silicon Valley do Tiến sĩ Christopher Nguyễn sáng lập. Sự hợp tác này giúp Be tiếp cận các giải pháp AI tạo sinh và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này, từ đó tăng tốc đổi mới công nghệ.
Tại Hội nghị AISC 2025, đại diện Be đã tiết lộ rằng họ đã áp dụng AI vào nhiều tính năng quan trọng trong ứng dụng của mình. Bốn lĩnh vực cốt lõi được tích hợp AI bao gồm:
⇒ Hệ thống này sử dụng dữ liệu lớn để phân bổ cuốc xe một cách tối ưu, giúp giảm thiểu thời gian chờ cho khách hàng và giảm quãng đường di chuyển rỗng.
⇒ All-app Search Engine cho phép người dùng chỉ cần gõ một từ khóa duy nhất để tìm kiếm mọi dịch vụ phù hợp trên ứng dụng, hướng tới mục tiêu siêu ứng dụng "một chạm".
⇒ Scoring Engine phân tích hành vi của cả tài xế và khách hàng để đảm bảo chất lượng dịch vụ, trong khi Map Operation cải thiện độ chính xác bản đồ và hỗ trợ di chuyển dễ dàng hơn.
Bằng những nâng cấp tưởng chừng đơn giản nhưng hiệu quả, Be đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong mắt người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh đô thị đông đúc và giao thông phức tạp.
Dù Grab đã có bề dày đầu tư và hợp tác với những ông lớn như OpenAI và Microsoft, Be cũng đang nắm bắt cơ hội “đi tắt đón đầu” với tri thức AI từ Silicon Valley. Cả hai nền tảng đều không chỉ cải thiện quy trình và dịch vụ hiện tại mà còn mở ra những cách thức tương tác hoàn toàn mới với khách hàng.
Điều này chứng tỏ rằng AI đang âm thầm trở thành "xương sống" trong các nền tảng số, từng bước định hình thói quen tiêu dùng của mỗi người. Nhìn chung, cuộc đua AI giữa Be và Grab sẽ mang lại nhiều cải tiến tích cực, nhưng người dùng vẫn cần theo dõi xem những thay đổi này có thực sự phục vụ lợi ích của mình hay không. 🚀
---------------------------------