Các hãng taxi tại ba thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã đệ đơn lên Quốc hội Việt Nam nhằm khiếu nại về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh giữa taxi truyền thống và dịch vụ gọi xe công nghệ Grab.

Theo đơn khiếu nại, các hãng xe taxi thu phí dịch vụ dựa trên khoảng cách theo mức giá đã quy định, mặt khác, cơ chế tính phí của Grab cho phép điều chỉnh giá thành liên tục, có thể tăng từ 200% đến 300%, tuỳ vào tình hình giao thông và giờ cao điểm, điều này được cho là không phục vụ lợi ích của khách hàng.

Đơn khiếu nại của các hãng taxi được đưa ra bảy tháng sau khi chính phủ hợp pháp hóa dịch vụ gọi xe vào tháng 4, cho phép các nhà xe tư nhân tham gia kinh doanh bằng cách lắp biển hiệu trên nóc xe taxi hoặc dán decal có từ “taxi” hoặc “xe hợp đồng” trên xe của họ.

Nghị định của chính phủ được xem như một cơ chế giúp tăng cường, đẩy mạnh tính hoàn thiện vì lợi ích của người tiêu dùng đồng thời tạo ra sân chơi minh bạch và bình đẳng hơn giữa taxi truyền thống và xe ôm công nghệ.

Tuy nhiên, sau bảy tháng triển khai, các hãng taxi cho rằng Grab nên được xếp vào nhóm “kinh doanh vận tải bằng ô tô” và Grab hiện đang hoạt động trái phép do hình thức kinh doanh không chính xác. Hiệp hội taxi cũng kêu gọi các cơ quan chính phủ “kiểm tra toàn bộ hoạt động của Grab” để đảm bảo cạnh tranh công bằng và minh bạch.

Năm 2014, Grab đã gia nhập thị trường gọi xe của Việt Nam bằng cách ra mắt dịch vụ GrabTaxi. Sau đó vào năm 2015, Grab đã nhận được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải để triển khai dự án gọi xe thông minh thí điểm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Kể từ khi vào thị trường Việt Nam, Grab đã vướng vào một số tranh cãi pháp lý, bao gồm việc miễn cưỡng trả tiền taxi theo quy định của chính quyền và vụ kiện với Vinasun khiến Grab phải bồi thường thiệt hại 208.000 USD.

Grab hiện nắm giữ khoảng 70% thị phần dịch vụ gọi xe nhanh tại Việt Nam, một số dịch vụ nội địa như FastGo và Be đang dần lớn mạnh. Theo báo cáo năm 2020 của Google-Temasek-Bain, lĩnh vực gọi xe của Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ trung bình là 38% và dự kiến ​​sẽ đạt giá trị 4 tỷ USD vào năm 2025.

Theo VIETNAMBUSINESS.TV

Biên dịch: Lucia Nguyen - Vietnam Business Insider