Khởi sắc ở Mỹ

Theo dữ liệu sơ bộ từ Sensormatic Solutions, lưu lượng truy cập tại các cửa hàng bán lẻ vào ngày Black Friday giảm 28,3% so với mức năm 2019, do người Mỹ chuyển nhiều chi tiêu trực tuyến hơn và bắt đầu mua sắm vào đầu năm nay.

Theo đó, lượng truy cập đã tăng 47,5% so với năm ngoái. Vào thời điểm này vào năm 2020, nhiều người mua sắm ở nhà do lo ngại về đại dịch coronavirus và do các nhà bán lẻ hoạt động trong thời gian giảm giờ.

Thời gian cao điểm để mua sắm vào Thứ Sáu Đen tại các cửa hàng là 1 giờ chiều. đến 3 giờ chiều, tương tự như xu hướng trong những năm qua, Sensormatic cho biết. Black Friday vẫn được dự đoán là ngày mua sắm tại cửa hàng bận rộn nhất trong mùa.

black-friday-la-gi-1-1638056139.jpg

“Lượng mua sắm sẽ giảm khi chính phủ thực hiện các biện pháp giãn cách. Còn với tình trạng hiện nay, dù số ca mắc có tăng, nhưng chưa có biện pháp đóng cửa nào, thì nó vẫn không tác động mấy đến nhu cầu mua sắm của người dân ở đây,” ông Brian Field, giám đốc cấp cao bộ phận tư vấn bán lẻ toàn cầu tại Sensormatic cho biết.

Tuy vậy, mức chi tiêu trực tuyến trong dịp này lại giảm đáng kể so với năm 2021.Theo dữ liệu từ Adobe Analytics, các nhà bán lẻ trực tuyến đã đạt doanh thu 8,9 tỷ đô la Mỹ vào ngày Black Friday, giảm so với kỷ lục khoảng 9 tỷ đô la Mỹ chi tiêu vào Thứ Sáu sau Lễ Tạ ơn một năm trước đó, theo dữ liệu từ Adobe Analytics.

Adobe cho biết đây là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng đảo ngược so với năm trước. Adobe phân tích hơn một nghìn tỷ lượt truy cập vào các trang web bán lẻ của Hoa Kỳ, với hơn 100 triệu mặt hàng thuộc 18 danh mục sản phẩm khác nhau.

Ảm đạm ở Việt Nam

Theo thông tin từ Vietnamnet, Mạnh Thịnh, chủ shop quần áo V.W (TP.HCM), lần đầu tiên trong 6 năm kinh doanh của mình đã phải đẩy mức sale lên tới 70%. Thịnh chấp nhận bán lỗ một số sản phẩm để kéo khách chú ý tới thương hiệu. Thậm chí, nguyên tắc hàng sale không đổi trả cũng bị phá vỡ, khách có quyền đổi hàng sau khi mua nếu không ưng ý. Tất cả ưu đãi trên đều với mục đích giúp shop trụ qua cơn khủng hoảng.

Đối với Thịnh, dịp Black Friday 2021 có thể sẽ mang đúng nghĩa là “Ngày đen tối” thực sự khi tình trạng đơn hàng vẫn chậm như hiện nay. Thịnh từng kỳ vọng sau giãn cách, nhu cầu quần áo sẽ tăng vào các đợt mua sắm lớn cuối năm, cậu dồn tiền nhập hàng và chạy quảng cáo online không ít. Nhưng thực tế đang rất khác.

“Những năm trước, mỗi dịp Black Friday thường kéo dài 3 ngày cuối tuần, nhân viên bán không kịp và doanh thu từ bán hàng offline tại hội chợ có thể đạt 200 triệu, bán hàng online cũng khoảng 300 triệu. Còn giờ mọi thứ đóng băng. Khách lưỡng lự nhiều. Doanh thu hiện chỉ còn 40% so với cùng thời điểm các năm”, chủ shop V.W nhận xét.

img2619-16482205-1638056172.jpg

Qua các đợt khảo sát thị trường, ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng giám đốc Công ty Tân Quang Minh - Bidrico - cũng cho rằng, có sự thay đổi rõ rệt trong “văn hóa chi tiêu” khiến bức tranh thị trường tiêu dùng cuối năm ảm đạm. Người dân kén chọn hơn, tìm những sản phẩm có chất lượng, giá cả phù hợp hơn. Họ có xu hướng tiết kiệm và chi tiêu đúng mục đích.

Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần XNK Nam Thái Sơn, nhận định, đối tượng mua hàng là người lao động. Nhưng người lao động mới trải qua một giai đoạn kéo dài 3 tháng giãn cách xã hội thì lấy đâu ra tiền để mua sắm. Chắc chắn lực cầu giảm khi chưa có cú hích làm sôi động thị trường trở lại. Bản thân người miền Tây vốn dĩ hào sảng và phóng khoáng nay cũng tiết kiệm, thắt lưng buộc bụng.

Số liệu từ Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 10 ước đạt 30.007 tỷ đồng, tương đương giảm 40,5% so với tháng 10/2020. Trong đó, doanh thu lương thực, thực phẩm giảm 18% so với cùng kỳ; doanh thu đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình giảm 44%.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Hà Nội. Hàng loạt cửa hiệu treo biển sale khủng khắp con phố nhưng ít ai vào. Ngay cả ở những trung tâm thương mại lớn, người dân cũng hạn chế chi tiêu vào dịp mua sắm thường niên này.

Nguyễn Quỳnh Phương, 22 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho hay cô đợi dịp Black Friday từ lâu để các cửa hàng có chương trình giảm giá. Thời gian giãn cách, chị bị giảm lương nên chi tiêu cũng phải hạn chế, tiết kiệm và không dám mua “thả ga” so với dịp Black Friday của những năm trước.

“Tôi đợi cửa hàng giảm giá rồi mới đi mua nhưng cũng tính toán, mua dè chừng vì dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến thu nhập. Vào cửa hàng quần áo chỉ mua đủ những bộ mình cần, không dám qua nhiều cửa hàng vì sợ thích sẽ mua quá nhiều đồ, tiêu nhiều tiền”, chị Phương nói.