Đây có thể là năm Black Friday cuối cùng cũng trở nên nhạt nhoà đi trong mắt người tiêu dùng.
Trong nhiều thập kỷ, Black Friday - dịp mua sắm sau ngày Lễ Tạ ơn, đã thu hút rất đông người hâm mộ cuồng loạn bên ngoài các trung tâm thương mại và cửa hàng trên toàn quốc. Nhưng, bây giờ, bạn hãy tưởng tượng kịch bản sau đây trong đại dịch:
"Tôi chỉ không thể hình dung nổi điều đó sẽ xảy ra trong năm nay", Scott Rankin, lãnh đạo Chiến lược bán lẻ và tiêu dùng quốc gia của KPMG-US cho biết.
"Với tất cả mọi thứ đang diễn ra hiện tại, có thể sẽ không có ngày lễ Black Friday nào cả", Rankin nói. "Tôi không thể tưởng tượng việc các nhà bán lẻ mua hàng tồn kho để dự trữ cho một sự kiện được thiết kế để thu hút hàng trăm người vào một cửa hàng. Sẽ có rất nhiều rủi ro cho điều đó."
Cách duy nhất ngày Black Friday có thể tồn tại là vận may mua sắm hàng năm, săn hàng giá rẻ mà dịp lễ này đã đem lại trong nhiều thập kỷ. Theo ông, đó là "nếu Chúa ban cho nhân loại một chút may mắn, chúng ta sẽ có vắc-xin COVID-19 trước Black Friday".
Tuy nhiên, ngay cả các chuyên gia cũng cho biết rằng một loại vắc-xin sẽ mất ít nhất 18 tháng để phát triển và thử nghiệm.
Đã có ít nhất một nhà bán lẻ lớn đã lường trước một kế hoạch tổ chức mua sắm và phân phối trọng dịp Black Friday trong năm nay.
Giám đốc điều hành của Macy, Jeff Gennette, đã nêu vấn đề với các nhà phân tích vào tuần trước: "Khi nhìn vào các cửa hàng hiện tại, tôi sẽ nói với bạn rằng, khách hàng mối quan tâm lớn của chúng tôi. Nhưng khi bạn nghĩ về Black Friday, nếu bạn nghĩ về 10 ngày trước Giáng Sinh, điều đó có nghĩa gì nếu mọi người lo lắng về việc tụ tập với đám đông?"
Đồng thời, nhiều người tiêu dùng đã tích cực đón nhận mua sắm trực tuyến. Ghi nhận xu hướng, Gennette cho biết Macy đang tìm cách tập trung vào các giao dịch trực tuyến cho mùa Black Friday.
Macy (M) cũng đang xem xét một sự khởi đầu sớm hơn nhiều cho cú hích tiếp thị Black Friday, có khả năng ngay sau Halloween và dự định áp dụng một chiến thuật khác lần đầu tiên trong mùa mua sắm sắp tới.

Những người theo dõi ngành công nghiệp thương mại cho biết Black Friday đã dần mất đi sự yêu thích của nhiều người mua sắm và các thương gia trong những năm gần đây.
Một lý do là bởi vì các nhà bán lẻ bắt đầu áp dụng giảm giá bán sản phẩm của họ trong nhiều ngày thay vì chỉ một ngày. Và người tiêu dùng ngày càng chuyển sang internet để tìm những mặt hàng giảm giá thậm chí còn nhiều hơn so với các món hời tại cửa hàng.
"Tôi nghĩ sẽ chính xác khi nói rằng doanh số bán hàng trực tuyến hiện chiếm tới 40% doanh số của Black Friday", ông Rankin nói.
Hoạt động mua bán hàng trực tuyến đã tăng mạnh ngay cả trước đại dịch. Năm 2019, người tiêu dùng đã chi hơn 600 tỷ đô la mua sắm trực tuyến, tăng gần 15% so với năm trước, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Saunders dự kiến cơn sốt Black Friday sẽ còn giảm hơn nữa trong năm nay, đặc biệt nếu các chuyên gia dự đoán một làn sóng dịch COVID-19 thứ hai bùng phát trở lại trong mùa thu và mùa đông.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu đáng khích lệ cho các nhà bán lẻ rằng sự yêu thích của người tiêu dùng đối với mua sắm vẫn ngày càng mạnh mẽ bất chấp những thách thức hiện tại.
"Khi các cửa hàng mở cửa trở lại, vẫn có người xếp hàng để đi mua sắm", Rod Sides, người đứng đầu tập đoàn bán lẻ và phân phối của Deloitte tại Mỹ cho biết. "Một số nhà bán lẻ sẽ xem xét điều này và nghĩ rằng rủi ro là quá lớn để thu hút đám đông lớn vào dịp Black Friday. Một số nhà bán lẻ khác sẽ không quá lo lắng, miễn là họ có thể giữ an toàn cho nhân viên và khách hàng của mình."
Theo CNN