fb-img-1679710811873-1679710936.jpg
 

1. Khái niệm Bank Run

Rút tiền hàng loạt (Bank Run) là hiện tượng xảy ra khi rất nhiều người đồng loạt rút tiền gửi khỏi ngân hàng hoặc các định chế tài chính khác do lo ngại chúng mất khả năng thanh khoản hoặc sắp phá sản.

Thời hiện tại Bank Run nguy hiểm thời xưa rất nhiều do kỷ nguyên công nghệ ngồi ở nhà nhấn lệnh rút tiền qua điện thoại được. Thời xưa lũ lượt kéo nhau xếp hàng trước cổng Bank nên giới Boss Ngân hàng có thời gian đi xoay Cash trả người gửi. Thời giờ khách hàng ngồi nhà nhấn nốt rút ồ ạt là Bank chỉ Sml đúng nghĩa. 

fb-img-1679710949418-1679711017.jpg
 

2. Điều gì khiến người gửi đồng loạt rút tiền gửi khỏi ngân hàng?

Nguyên nhân người gửi rút tiền gửi khỏi ngân hàng có rất nhiều, có thể là:

- Do họ đồng loạt phát sinh nhu cầu sử dụng tiền do ảnh hưởng bởi kinh tế vĩ mô.

- Do ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả, họ sợ ngân hàng sẽ “lỗ” luôn tiền gửi của họ nên họ rút trước để bảo vệ khoản tiền đó.

- Do tâm lý đám đông, thấy ai cũng rút thì mình cũng rút thôi, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” mà.

Như vậy, có thể thấy cùng 1 hiện tượng rút tiền nhưng nguyên nhân lại rất đa dạng.

3. Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra khi người dân đồng loạt rút tiền gửi khỏi ngân hàng (bank run) ?

Bạn biết đấy!

Hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng là trung gian nhận tiền gửi từ người gửi và cho người có nhu cầu vay vốn vay để ăn chênh lệch lãi suất.

Giả sử tôi có tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng với lãi suất 10% → Ngân hàng sẽ dùng tiền gửi của tôi cho ai đó cần vốn, vay với lãi suất 15% cũng kỳ hạn 12 tháng, khoản chênh lệch 5% chính là doanh thu của ngân hàng!

Như vậy, ngân hàng đã dùng tiền của tôi cho người khác vay trong 12 tháng, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đột ngột muốn rút tiền ra trước kỳ hạn?

Trong trường hợp này, một mặt ngân hàng có nghĩa vụ phải trả lại khoản tiền tôi đã gửi, nhưng tiền tôi đã gửi vốn dĩ đã mang đi cho vay rồi, ngân hàng lại không thể “đi đòi nợ” trước thời hạn được!

Bạn nhận ra điều gì chưa? Lúc này, ngân hàng thực chất không còn tiền mặt để trả lại tôi, hay nói cách khác, ngân hàng bị mất thanh khoản! Lúc này, để trả nợ cho tôi, ngân hàng buộc phải bán các tài sản khác của mình như trái phiếu, cổ phiếu,… Cũng giống như chúng ta bán đồ trả nợ, chúng ta phải chịu lỗ! Ngân hàng cũng vậy! Càng nhiều người như tôi, số tiền càng lớn, ngân hàng càng lỗ nặng, nếu khoản lỗ đó đủ lớn, ngân hàng sẽ phá sản.

Case ở Việt Nam gần nhất là ngân hàng SCB tháng 10/2022 do vướng phải các scandal về trái phiếu…“tiền gửi tiết kiệm linh hoạt”, người dân bắt đầu mất tin tưởng vào SCB, người này kháo người kia rút tiền. Ban đầu chỉ là những người trong cuộc rút, dần dần lan sang cả những người ác cảm về “tiền gửi tiết kiệm linh hoạt", truyền thông bắt đầu vào cuộc khiến các hình ảnh người người nhà nhà lũ lượt kéo nhau rút tiền được lan rộng, cộng thêm vụ việc scandal khiến người vốn dĩ không quan tâm đến sự việc “tiền gửi tiết kiệm linh hoạt”, giờ đây cũng mang tâm lý: “Ai cũng rút tiền đi rồi, nếu mình không rút lỡ có vấn đề thật thì mất trắng sao? Thôi thì đành rút trước hạn vậy! Thà mất chút lãi còn hơn nếu có chuyện xấu sẽ mất sạch.

fb-img-1679710956951-1679710993.jpg
 

Case gần đây Mỹ ngày 8/3, ngân hàng Silicon Valley với bề dày 40 năm, giá trị tài sản khoảng trên 200 tỷ đô la được FDIC tuyên bố phá sản.

Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do “bank run”. Cụ thể như sau:

SVB là ngân hàng hàng đầu tại Silicon Valley chuyên cung cấp các khoản vay đến các startup trong mảng công nghệ và chăm sóc sức khỏe . Do ảnh hưởng từ Covid-19 và các chính sách tiền tệ thắt chặt kèm với áp lực lạm phát, các startup vốn đang gửi tiền tại SVB bắt đầu rút các khoản tiền lớn để đáp ứng nhu cầu tiền mặt của công ty; nhưng vấn đề nằm ở chỗ phần lớn tiền gửi này đều là tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn.

fb-img-1679710953706-1679711017.jpg
 

Và để đáp ứng với nhu cầu rút tiền của các startup, SVB tuyên bố cần huy động vốn cho nhu cầu thanh khoản, nhưng rất tiếc SVB huy động không thành công. Kể từ đó, các quỹ đầu tư và các startup có tiền gửi tại SVB lo sợ mất tiền nên đồng loạt rút tiền khỏi SVB. Vậy là, từ chỗ chỉ thiếu thanh khoản vài tỷ đô, còn số này tăng chóng mặt. Đến mức, FDIC phải vào cuộc.

Nhìn vào bảng cân đối kế toán của SVB, chúng ta có thể thấy ngân hàng đã dùng một lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ với kỳ hạn dài. Như vậy, chính “chênh lệch về kỳ hạn” khiến SVB mất thanh khoản. Việc phải bán tháo trái phiếu để giải quyết các đợt rút tiền đầu tiên cũng đã khiến SVB lỗ không ít.

P/s: Như vậy, tổng quan lại “bank run” chính là hiện tượng người gửi tiền ồ ạt rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng. Hậu quả là ngân hàng phải bán tháo tài sản dẫn đến các khoản lỗ trước mắt, nếu số lượng tiền gửi rút nhiều đến mức ngân hàng không thể bán tháo tài sản để trả được nữa, ngân hàng về cơ bản sẽ được “tuyên bố phá sản”, để thanh lý tài sản trả lại người gửi.

Tất nhiên, ngay khi có hiện tượng bank run, các bên liên quan như nhà nước, các định chế tài chính liên quan,… sẽ cùng tìm nhau cách tháo gỡ. Vì suy cho cùng, nếu một ngân hàng sập đổ vì bank run, lý do gì khiến các ngân hàng khác nằm ngoài trận chiến này? 

Chính vì thế 11 ngân hàng lớn tư nhân ở Mỹ chi 30 tỉ USD cứu First Republic và Fed bơm hơn 300 tỷ USD cung cấp tính thanh khoản cho TT tiền tệ.