Một thông tin không mấy bất ngờ khi Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) công bố doanh thu thuần quý III tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 8.600 tỷ đồng.

Cũng bởi vì quý III/2021 là thời điểm giãn cách xã hội bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có doanh số thấp hơn hẳn bình thường, Sabeco cũng thấp kỷ lục. Sang quý này, ông lớn ngành bia đã ghi nhận mức tăng trưởng hàng trăm phần trăm.

Mặc dù là công ty cổ phần, nhưng hiện tại Nhà nước vẫn nắm gần 90% vốn điều lệ của Sabeco và Bộ Công Thương đóng vai trò là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Sabeco (2016). Tiền thân của Sabeco là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp tại Đông Dương, lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875.

Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn là chủ sở hữu của thương hiệu bia Saigon và bia 333. Một thời từng gây chấn động thương trường khi Công ty TNHH Vietnam Beverage (công ty con của tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi) đã mua trọn 53,59% cổ phần nhà nước chào bán tại Sabeco với giá tiền là 4,8 tỷ USD, vào tháng 12 2017.

ap-luc-lam-phat-khien-ong-chu-thai-lan-giau-hon-va-tat-nhien-cung-boi-nguoi-viet-ngheo-hon-1666349522.jpeg

Tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi

Điều đáng chú ý ở đây là dù thị trường bia vẫn chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt, Sabeco đã có thêm thị phần trong phân khúc phổ thông, theo như đánh giá của nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán SSI. Sabeco nắm ưu thế các sản phẩm bia bình dân, trong khi người tiêu dùng lại có xu hướng chọn sản phẩm bia ở phần khúc này, trước áp lực lạm phát tăng cao, từ đó giúp Sabeco có thêm thị phần

Qua khảo sát, nhiều người tiêu dùng cho hay bản thân họ và gia đình trước đây vẫn chọn dùng bia Tiger, nhưng nay đã chuyển dần về bia Sài Gòn, với chất lượng ngon không kém cạnh mà giá cả lại rẻ hơn các loại khác trung bình khoảng 100 nghìn đồng/thùng. Vậy có thể nói đùa rằng Tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi đang thật sự ngày một giàu lên trong khi người tiêu dùng Việt lại... nghèo đi.

Thêm vào đó, biên lợi nhuận gộp quý vừa qua của Sabeco cũng được cải thiện so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức tăng từ 27% lên 31%, ngoài việc doanh thu tăng trưởng như đã nói trên.

ap-luc-lam-phat-khien-ong-chu-thai-lan-giau-hon-va-tat-nhien-cung-boi-nguoi-viet-ngheo-hon-1666350787.png

Để tăng doanh thu thì dĩ nhiên chi phí bán hàng của Sabeco trong quý III cũng tăng 90%, lên 1.153 tỷ đồng. Tuy vậy, sau khi Sabeco củng cố thương hiệu các dòng Bia Sài Gòn, tỷ lệ của khoản chi này so với doanh thu đang có xu hướng giảm. Theo như phân tích của SSI thì điều này sẽ giúp lợi nhuận của Sabeco tốt hơn.

Lãi sau thuế quý III của Sabeco cũng tăng trưởng đến 200% so với cùng kỳ 2021, con số này gấp đôi so với mức tăng trưởng doanh số. Sabeco đạt lợi nhuận lũy kế 9 tháng hơn 4.400 tỷ đồng nhờ khoản lãi ròng gần 1.400 tỷ đồng trong quý III. Mới chỉ 3/4 thời gian trong kế hoạch năm, nhưng Sabeco đã đạt 96% so với chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra trước đó.