1/ Tập đoàn Thai Beverage sẽ không bao giờ để tuột mất "viên ngọc quý" Sabeco tại Việt Nam nhất là khi lượng tiêu thụ bia đang hồi phục cùng với đà tăng trở lại của kinh tế Việt Nam.
Gã khổng lồ ngành bia rượu của Thái Lan đang tìm cách dập tắt những tin đồn âm ỉ từ hồi 2017 khi mua lại Sabeco. Tại cuộc họp báo thường niên hôm nay 27-9 tại Bangkok, theo Nikkei Asia, các giám đốc điều hành của ThaiBev nói rằng hãng có vị trí tốt để giành lại vị trí dẫn đầu ở Đông Nam Á thông qua Sabeco vốn đang kiểm soát 40% thị trường bia Việt Nam.
CEO Thapana Sirivadhanabhakdi của ThaiBev Group phát biểu: “Đó là viên ngọc quý của chúng tôi, một tài sản quý hiếm trong số tất cả các tài sản sản xuất bia trong khu vực”.
Việt Nam là thị trường bia lớn nhất Đông Nam Á, trị giá 26 tỷ USD vào năm 2021 và đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản. ThaiBev đã mua lại 54% cổ phần của Sabeco với giá 4,8 tỷ USD vào năm 2017 từ chính phủ Việt Nam.
Thương vụ mua Sabeco đã khiến ThaiBev trở thành nhà sản xuất bia lớn nhất khu vực tính theo sản lượng. Nhưng ThaiBev phải gánh chịu chi phí cao và lợi nhuận thấp trong vài năm đầu tiên do Sabeco phải vật lộn với quản lý chi phí và năng suất kém khi chuyển giao chủ sở hữu.
ThaiBev đã tiết kiệm thời gian bằng cách đầu tư vào quản lý chi phí và số hóa các cơ sở sản xuất của Sabeco. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Việt Nam (SCIC) hiện nắm giữ 36% cổ phần của Sabeco, các nhà đầu tư nước ngoài khác giữ 10% còn lại.
Ông Michael Chye Hin Fah, Giám đốc điều hành hãng bia BeerCo, cho biết ThaiBev không muốn mua cổ phần của SCIC.
Còn ông Thanapa nói: “Nếu bạn hỏi cá nhân tôi, tôi chắc chắn muốn chính phủ Việt Nam bán cho các nhà đầu tư trong nước. Nếu thanh khoản dồi dào hơn trên thị trường, điều đó chắc chắn sẽ giúp cải thiện định giá tổng thể cho Sabeco”.
BeerCo có trụ sở tại Singapore sản xuất và bán các thương hiệu như bia Thái Lan Chang, bia phong cách Đức cao cấp Federbrau và Archa trong phạm vi ngân sách của nó. Các thương hiệu Việt Nam là Bia Sài Gòn và 333, có được thông qua việc mua lại Sabeco, cũng thuộc BeerCo.
2/ Chuyện bán mua Sabeco cũng khá ly kỳ nha. Khi thương vụ sắp chốt, nhân viên Sabeco đổ xô đi học tiếng Anh. Một vài trong số đó là học viên của tui. Chức vụ không cao, nhưng giữ các chân thư ký văn thư, nên nhờ vậy mà xem như tôi có tay trong.
Một trong những câu chuyện được kể là càng sát ngày ký và chuyển giao cho ThaiBev, các sếp người Việt chuẩn bị ra đi của Sabeco ký rất nhiều quyết định hầm bà lằng xắng cấu, và họ lùi ngày ký văn bản lại vài tháng chơi. Không tò mò đi vào chi tiết, nhưng tôi hiểu đó là quyết định đưa người này người kia thân hữu với họ vào Sabeco, hợp thức hóa các khoản chi này nọ.
Còn đối với các vị còn ngồi ghế đại diện cho vốn của Việt Nam, ai có năng lực thì họ trưng dụng và hậu đãi. Ông nào CLVM thì bị cô lập và cho ngồi chơi xơi nước.
Nói chứ 36% vốn còn lại của SCIC là sự thèm khát của người Thái chứ chắng chơi. Họ nói vậy thôi, chứ nhà đầu tư trong nước nào đủ sức và dám đương đầu thương thảo với các quan chức chớ.
Chỉ tiếc cách làm ăn của mình, những viên ngọc quý cứ bán dần.
Đành phải than. “Tiếc thân cây quế giữa rừng, Để cho thằng Thái thằng Mường nó leo”… huhuhu