Với số lãi mỏng manh trong năm qua, An Gia Group hiện có hàng ngàn tỷ đồng hàng tồn kho chủ yếu tập trung ở 7 dự án bất động sản dở dang của mình. Các dự án này đa số pháp lý chưa hoàn thiện hoặc mới được cấp phép.

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển bất động sản An Gia có đến 7 dự án đang thi công dang dở và chưa biết được thời gian hoàn thiện, trong đó có: West Gate, The Standard, The Sóng, Singial, Sky 89, River Paronama, River Paronama 1.

Tổng giá trị tồn kho lên đến 2.014 tỷ được phân bổ như sau: West Gate Bình Chánh lên đến 1.379 tỷ đồng, còn The Standard 304 tỷ và Singial 234 tỷ đồng.

Ở năm 2023, An Gia có nợ phải trả 6.417 tỷ đồng, nhưng số vốn chủ sở hữu chỉ là 2.876 tỷ đồng. Lợi nhuận cả năm An Gia làm được chỉ có 175 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu 3.800 tỷ.

an-gia-group-7-du-an-do-dang-ton-kho-hang-ngan-ty-dong-1710490533.jpg
Ông Nguyễn Bá Sang – Chủ tịch tập đoàn An Gia

Ngoài ra, các chủ nợ của An Gia gồm công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Ricons lên đến 320 tỷ đồng. Còn công ty Hiền Đức 53 tỷ đồng và Công ty cổ phần Gỗ An Cường 33 tỷ đồng. Thêm vào đó, có Công ty Gia Linh và Nhà An Gia tổng cộng 74 tỷ đồng.

Còn nhiều khoản vay lắt nhắt từ các tổ chức, ngân hàng. Không có khoản vay nào lớn nhưng tổng hợp lại rất nhiều tiền, trong đó có Ngân hàng The Sanghai Commercial & Savings Banks, Ltd – Chi nhánh Đồng Nai 205 tỷ. Năm nay An Gia cũng phải trả cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong 145 tỷ đồng, hay vay 562 tỷ đồng từ Hatra Pte. Ltd. đến giữa năm 2025.

Trên thị trường giao dịch chứng khoán những ngày gần đây, cổ phiếu An Gia (AGG) giảm giá chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây. Khi giá giao dịch có lúc xuống đến 21.500đ/cp, thị giá này đang rất thấp và đang tạo đáy cho riêng mình.

Trong khi đó, mảng kinh doanh chính của An Gia giảm đến 76%. Doanh thu chính làm trụ đỡ cho An Gia hiện tại là nguồn thu từ đầu tư tài chính, các chi phí khác đều giảm đáng kể do hoạt động bán hàng sụt giảm.