Đây là các chiến thuật dựa trên tâm lý học hành vi người tiêu dùng, đồng thời cũng rất hữu ích cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân:

1. Hiệu ứng mồi nhử (Decoy Effect)

Chèn thêm một lựa chọn “kém hấp dẫn” vào giữa hai lựa chọn chính để làm nổi bật sản phẩm giá cao hơn.
Ví dụ: Cà phê cỡ nhỏ 3 đồng, cỡ lớn 6 đồng → thêm cỡ trung 5,5 đồng, khiến cỡ lớn trông “đáng tiền” hơn hẳn.

500075084-10161702418022379-2949043190502375189-n-1748248657.jpg

2. Định giá phi tiền tệ (Currency-Free Pricing)

Loại bỏ ký hiệu tiền tệ ($, €) giúp khách tập trung vào sản phẩm thay vì cảm giác “tiêu tiền”.
Ví dụ: Ghi “9.9” trên menu dễ bán hơn là “$9.9”.

499615967-10161702418252379-3052269612745146138-n-1748248657.jpg

3. Quy tắc chia đơn giản (Easy Division Rule)

Khách hàng thích những mức giá dễ tính được đơn giá.
Ví dụ: “5 áo = 25 đồng” (mỗi cái 5 đồng) dễ bán hơn “5 áo = 27 đồng” (mỗi cái 5.4 đồng).

499581602-10161702418562379-6813529052438520859-n-1748248656.jpg

4. Định giá cấp tốc (Dynamic Urgency Pricing)

Giá tăng dần theo thời gian để tạo cảm giác gấp rút, thúc đẩy quyết định sớm.
Ví dụ: 100 vé đầu tiên = 129 đồng → vé 101–250 = 159 đồng → vé cuối = 199 đồng.

500517621-10161702418027379-5608513736350725392-n-1748248656.jpg

5. Định giá phân tách (Partitioned Pricing)

Chia giá thành “giá cơ bản + phụ phí” khiến tổng giá trông rẻ hơn.
Ví dụ: “279 đồng + phí ship 30 đồng” dễ chấp nhận hơn là “309 đồng trọn gói”.

499549953-10161702418142379-2513014828052577348-n-1748248656.jpg

6. Quy tắc 100 (Rule of 100)

- Nếu sản phẩm < 100 đồng → dùng phần trăm giảm (20% Off) thu hút hơn.
- Nếu > 100 đồng → dùng số tiền giảm (Giảm 150 đồng) sẽ hiệu quả hơn.

499578428-10161702418242379-216652109564765494-n-1748248657.jpg

7. Định giá theo ngữ cảnh (Contextual Pricing)

Đặt sản phẩm bên cạnh món đắt hơn để tạo cảm giác “giá hời”.
Ví dụ: Một chiếc túi 800 đồng nhìn có vẻ đắt, nhưng đặt cạnh túi 5000 đồng thì bỗng nhiên thấy “rất được”.

499554525-10161702418152379-7800336452132791585-n-1748248656.jpg

8. Định giá theo gói (Bundled Pricing)

Khách thường định giá sai khi mua theo bộ, dễ cảm thấy “rất đáng tiền”.
Ví dụ: Máy chính 1200 đồng + phụ kiện bán riêng khó bán, nhưng gộp lại bán 1275 đồng thì lại thấy hời.

499491272-10161702418572379-8013610726602992259-n-1748248656.jpg

9. Hiệu ứng định giá chính xác (Price Precision Effect)

Giá “tròn” như 1000 đồng có vẻ tùy tiện, còn giá “979 đồng” cho cảm giác được tính toán kỹ lưỡng → tạo độ tin cậy.
Ví dụ: Các hãng đồng hồ, xa xỉ phẩm thường dùng chiêu này để tăng cảm giác “chuyên nghiệp”.

500248915-10161702418787379-8150535932174705681-n-1748248656.jpg

Theo: Pham Tuan Anh