Varun Mohan - người sáng lập Windsurf (startup AI vừa được OpenAI mua lại với giá 3 tỷ đô khi anh mới 28 tuổi), vừa đưa ra tám lời khuyên cho khởi nghiệp AI. Tôi có bổ sung thêm vài lời bình cụ thể nhằm giúp người khởi nghiệp không chuyên công nghệ dễ hiểu và áp dụng. Đây là những minh hoạ sống động cho tư duy khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup):

8-loi-khuyen-khoi-nghiep-de-co-3-ty-usd-khi-moi-28-tuoi-1752633689.jpg

1. Ngay cả phiên bản “lởm” nhất của một ý tưởng tuyệt vời cũng phải tạo được cảm giác tuyệt vời

“The first version of our agent was buggy and ugly. But it felt magical. If even a broken prototype feels magical, you’re onto something.”

Bản đầu tiên của agent mà chúng tôi tạo ra thì lỗi đầy, giao diện xấu xí. Nhưng nó vẫn mang lại cảm giác “kỳ diệu”. Nếu ngay cả một nguyên mẫu lỗi thời mà đã khiến bạn thấy nó có điều gì đó rất đặc biệt, thì có lẽ bạn đang đi đúng hướng.

Đừng chờ mọi thứ hoàn hảo mới tung ra. Prototype tệ nhưng có “hồn” còn hơn sản phẩm đẹp mà vô hồn. Đẹp xấu thì kết cấu vẫn phải đủ 3 vòng. Khi một ý tưởng thực sự “có sức sống”, nó sẽ phát sáng ngay cả khi còn dang dở. Điều này giống như khi bạn nghe một bản demo nhạc chất lượng kém nhưng giai điệu quá cuốn, bạn biết nó có tiềm năng.

2. Ship nhanh – học còn nhanh hơn

“We shipped new builds every week. Not to look busy, but to learn. Speed isn’t about activity - it’s the only competitive advantage in AI.”

Chúng tôi phát hành phiên bản mới hàng tuần. Không phải để trông bận rộn, mà để học nhanh hơn. Trong lĩnh vực AI, tốc độ không chỉ là một lựa chọn – đó là lợi thế cạnh tranh duy nhất.

Ra thị trường sớm, nhận phản hồi sớm, điều chỉnh sớm. Đừng mắc kẹt trong “vòng xoáy hoàn hảo hóa nội bộ.” Càng chờ đợi, bạn càng đánh mất cơ hội học từ khách hàng thực tế. Với startup, tốc độ học = tốc độ sống sót.

3. Doanh thu không có nghĩa là có đà tăng trưởng nếu đến từ sai nhóm người dùng

“We killed a $M revenue line. It was a dead-end market. Revenue without growth is a trap.”

Chúng tôi từng đóng cửa một dòng sản phẩm đem lại hàng triệu đô doanh thu vì thị trường đó không thể mở rộng. Doanh thu mà không thể tăng trưởng là một cái bẫy.

Đừng để vài khách hàng sẵn sàng trả tiền che mờ tầm nhìn. Hãy tự hỏi: “Nếu mình có thêm 100 khách hàng như thế này, mình có hạnh phúc không?” Nếu câu trả lời là không, bạn cần điều chỉnh lại chiến lược.

4. Cách phát triển nhanh nhất là trở thành người tốt nhất không thể phủ nhận cho một nhóm duy nhất

“We didn’t chase trends. We obsessed over making the best code-writing agent. 10% better = churn. 10x better = word-of-mouth.”

Chúng tôi không chạy theo xu hướng. Chúng tôi ám ảnh về việc tạo ra agent viết mã tốt nhất. Chỉ tốt hơn 10% thì khách hàng vẫn rời bỏ. Tốt hơn gấp 10 lần thì sẽ được lan truyền bằng truyền miệng.

Đừng cố làm “mọi thứ cho mọi người”. Hãy làm một thứ thật xuất sắc cho một nhóm nhỏ và khiến họ không thể không yêu bạn. Đó là cách bạn tạo ra “fan cuồng” đầu tiên, rồi mới tính đến chuyện lan rộng.

5. Doanh nghiệp lớn chỉ phát triển được khi không có rào cản sử dụng

“We didn’t win enterprise by selling features. We won by making it so any developer could try the agent immediately - no IT approvals.”

Chúng tôi không chinh phục khách hàng doanh nghiệp bằng cách bán tính năng. Chúng tôi thắng vì bất kỳ lập trình viên nào cũng có thể dùng sản phẩm ngay – không cần xin phép bộ phận IT.

Trải nghiệm không rào cản = tăng trưởng. Sản phẩm của bạn phải dễ thử, dễ hiểu, dễ dùng. Đừng bắt người dùng phải “xin phép, điền form, gọi điện”… trước khi được trải nghiệm.

6. Đừng tuyển quá đông. Xây sản phẩm chỉ với 3 người cho đến khi chứng minh được giá trị

“We built early versions with just 2-4 people. Small teams learn faster. More people = more opinions = more drag.”

Những phiên bản đầu của sản phẩm được chúng tôi xây chỉ với 2-4 người. Team nhỏ thì học nhanh. Càng nhiều người, càng nhiều ý kiến, càng nhiều lực cản.

Khởi đầu nhỏ để xoay xở nhanh. Đừng vội mở rộng team khi chưa tìm biết được cái gì thực sự hiệu quả. 3 người cùng tập trung 1 mục tiêu rõ ràng sẽ hiệu quả hơn 10 người làm mỗi người một kiểu.

7. Công việc của bạn là loại bỏ 90% những thứ bạn xây ra

“Half our internal projects failed. That’s good. You’re not building a roadmap - you’re hunting for evidence.”

Một nửa dự án nội bộ của chúng tôi thất bại và điều đó là tốt. Bạn không đang xây lộ trình, bạn đang đi tìm bằng chứng.

Tư duy khởi nghiệp không phải là “lên kế hoạch rồi làm theo”, mà là “giả định - thử nghiệm - học hỏi - loại bỏ”. Mỗi thử nghiệm sai là một bước gần hơn đến cái đúng. Đừng tiếc công sức dành cho ý tưởng sai, hãy buông nó sớm.

8. Founder không biết tự xây sản phẩm sẽ bị thay thế bởi người biết làm

“Founders who can’t build are being replaced by those who can. Don’t write docs. Ship prototypes.”

Những founder không biết xây sản phẩm sẽ bị thay thế bởi những người có thể. Đừng viết tài liệu dài dòng để thuyết phục người khác – hãy ship một nguyên mẫu để sản phẩm tự lên tiếng.

Không cần biết code, nhưng bạn phải biết làm ra thứ gì đó để chứng minh ý tưởng. Dù chỉ là demo thủ công, bản Excel, video mô phỏng – miễn là bạn chủ động. Sự chủ động hành động (bias toward action) chính là vũ khí lớn nhất của founder.

Gợi ý cho “những người không công nghệ”:

Tư duy Lean Startup không cần bạn phải là dân tech, nó yêu cầu bạn phải:

- Giảm kỳ vọng vào sự hoàn hảo ngay từ đầu
- Đưa sản phẩm ra sớm nhất có thể để học từ thực tế
- Dũng cảm xoá bỏ những gì không hiệu quả
- Tập trung đúng chỗ và đúng người
- Chủ động hành động, không ngồi phân tích mãi

Bạn không cần viết code, nhưng hãy là người “builder” theo cách riêng của mình: mockup, slide, Excel, MVP giấy, demo qua video… Miễn là bạn khiến người khác cảm được ý tưởng một cách cụ thể – chứ không phải lý thuyết.

Theo: Tran Bang Viet