Người tiêu dùng Đài Loan tìm đến thời trang từ Nhật Bản, xe hơi từ châu Âu và đồ điện tử từ chính vùng đất của họ - một điểm nóng về sản xuất chip điện tử trong nhiều thập kỷ. Made-in-China gợi lên sự khó chịu cho nhiều người Đài Loan - nơi Trung Quốc luôn nỗ lực tuyên bố chủ quyền trong tình hình căng thẳng của chính phủ hai bên, cùng nỗi lo sợ về hàng hóa kém chất lượng. Tuy nhiên, hai thương hiệu điện thoại thông minh đến từ Trung Quốc - OPPO và Xiaomi, đang phá vỡ rào cản đó bằng cách riêng của mình, theo các nhà phân tích kinh tế và bảng xếp hạng thị phần.

Người sáng lập Foxconn Technology của Đài Loan - Terry Gou và Giám đốc điều hành Xiaomi Lei Jun trong một sự kiện năm 2015 tại Gia Hưng, Trung Quốc
Người sáng lập Foxconn Technology của Đài Loan - Terry Gou và Giám đốc điều hành Xiaomi Lei Jun trong một sự kiện năm 2015 tại Gia Hưng, Trung Quốc)

Theo thống kê của Trung tâm dữ liệu Internet IDC, điện thoại của OPPO chiếm thị phần 7,9% tại Đài Loan trong quý đầu năm nay, tăng từ 1,1% trong năm 2015. IDC cũng chỉ ra rằng, cổ phiếu của Xiaomi đã tăng từ 1,4% trong năm 2015 lên 5,8% trong quý vừa qua. Cả hai cái tên đến từ đại lục này đều đi trước các thương hiệu Đài Loan như HTC, ASUS lần đầu tiên trong quý từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay.
Điều đó có nghĩa là, số lượng điện thoại xuất xưởng của OPPO và Xiaomi trong quý đầu tiên lần lượt là 106.000 và 79.000. Xiaomi cũng đã bán 2 triệu thiết di động cho thị trường Đài Loan từ năm 2014 đến năm 2019 - đại diện phát ngôn Xiaomi tại Đài Loan cho biết, và trở thành một trong những thương hiệu thiết bị di động hàng đầu tại đây.
OPPO và Xiaomi đã thành công khi tiếp cận thị trường Đài Loan với tư cách của một tập đoàn đa quốc gia, đồng nghĩa với việc rất hiếm khi nhắc đến trụ sở chính của mình tại Trung Quốc cũng như không vướng vào bất cứ sự căng thẳng nào với Hoa Kỳ như ông lớn Huawei. Joey Yen - Giám đốc nghiên cứu của IDC cho rằng: "Đây là những thương hiệu quốc tế, vì vậy không cần thiết phải nhấn mạnh rằng họ đến từ Trung Quốc." Điều này cũng cho thấy, người Đài Loan thông thường ít đọc tin tức về công nghệ mà tập trung quan tâm đến thông số kỹ thuật và giá cả.
Phụ nữ Đài Loan thích điện thoại OPPO vì chức năng chụp ảnh tự sướng lung linh và sạc nhanh, trong khi đàn ông Đài Loan thích các mẫu Xiaomi vì chúng có giá cả phải chăng, đi kèm với thông số kỹ thuật tương đương hoặc vượt trội hơn so với các thương hiệu khác cùng tầm giá. Chẳng hạn như Xiaomi’s Redmi Note 8 Pro hiện được bán tại Đài Loan với giá khoảng 220 USD là một sản phẩm rất bắt mắt cho một mẫu máy tầm trung được phát hành gần đây. Danh mục sản phẩm đa dạng cho các phân khúc giá khác nhau, chiến lược bán lẻ hiệu quả bao gồm việc sử dụng hệ thống cửa hàng thực tế là bí quyết giúp Xiaomi đang tăng thị phần nhanh chóng mặt tại Đài Loan - người phát ngôn của công ty cho biết. Bên cạnh đó, việc tiếp cận khách hàng Đài Loan qua LINE và Facebook - hai mạng xã hội phổ biến nhất tại đây cũng là nước đi sáng suốt của hai thương hiệu đến từ đại lục.
"Trang fanpage trên Facebook của Xiaomi là một trong những trang fan hâm mộ có mức độ tham gia cao nhất trong tất cả các thương hiệu điện thoại thông minh tại Đài Loan," người phát ngôn của ông nói.

Xiaomi đang có mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ tại Đài Bắc
Xiaomi đang có mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ tại Đài Bắc)

Mark Natkin - Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu công nghệ Marbridge Consulting tại Bắc Kinh cho biết, điều này phản ánh xu hướng của người tiêu dùng trên toàn cầu trong việc ưu tiên chất lượng và giá trị sản phẩm so với các tác động từ chính trị. Xuất xứ sản phẩm khi bán ở các thị trường nước ngoài có xích mích chính trị với Bắc Kinh chắc chắn là rất thận trọng.
Đặt trụ sở tại Đông Quan, Trung Quốc, OPPO đã ghi danh vào top 5 Công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm 2016, sau 15 năm tăng trưởng doanh số bằng hình thức bán hàng trực tiếp. Xiaomi, ra mắt cách đây 10 năm tại Bắc Kinh và hiện có vốn hóa thị trường 31,5 tỷ USD, đã trở thành một thương hiệu quốc tế khi bán một chiếc điện thoại trông giống iPhone với giá thành chỉ bằng một phần nhỏ. IDC đã xếp hạng thị phần của Xiaomi trên toàn thế giới là thứ 4 vào cuối năm 2019 và đặt Oppo ở vị trí thứ 5.
Hai ông lớn này cũng đã nhanh chóng mở rộng thị phần ở Đông Nam Á, mặc dù người dân tại khu vực này có nhiều ý kiến trái chiều về Trung Quốc. Công ty nghiên cứu thị trường Canalys cho biết, OPPO là thương hiệu phổ biến thứ hai tại Đông Nam Á vào giữa năm 2019 với 7,3 triệu chiếc được xuất xưởng. Xiaomi theo sát phía sau với vị trí thứ tư cùng 3,7 triệu thiết bị di động được bán ra. Người tiêu dùng Đông Nam Á thích điện thoại có mức giá từ bình dân đến tầm trung, và lòng trung thành với thương hiệu của họ không được đánh giá cao.

Theo Forbes