342886809-627982682509044-7817183030669652265-n-1682486027.jpg
 

Trong năm 2022 có gần 1 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phân phối qua kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), chiếm 46% doanh số khai thác mới…

Những ai đi vay tiền ngân hàng trong năm 2022 chắc còn nhớ cảm giác nhân viên ngân hàng hỗ trợ vay vốn đóng vai người ép mua bảo hiểm.

Dù bạn có nói đã có 5-6 bảo hiểm rồi, gia đình ai cũng có rồi, và thực tế là đang đi vay ngân hàng thì tiền quái đâu mà mua bảo hiểm, thì cuối cùng vẫn phải cắn răng mua để được chấp nhận cho vay hay giải ngân.

Không ai ép buộc phải mua đâu, người ta sẽ giải thích như thế. Nhưng thực tế trần trụi, khắc nghiệt và đểu cáng hơn nhiều.

Gần 1 triệu hợp đồng mới bán ra trong năm 2022 có bao nhiêu là bị ép mua theo kiểu đó. Như khảo sát nhỏ của tôi thì gần 100%. Người nhà tôi cũng phải mua 2-3 hợp đồng như vậy dù biết rằng mua xong rồi cũng vứt, chấp nhận mấy tiền để vay vì cần.

Lấy số nhỏ nhất là một hợp đồng có giá 20 triệu đồng cho năm đầu tiên thôi thì tổng thu của gần 1 triệu hợp đồng này là 20.000.000.000.000, hai mươi ngàn tỉ đồng.

Và phần lớn sẽ vứt hợp đồng sau năm đầu tiên vì họ không cần mua, và năm nay cũng không có tiền mà đóng tiếp.

Toàn bộ số tiền ấy về tay của nhân viên ngân hàng (trong vai tư vấn ép buộc bảo hiểm) và các công ty bảo hiểm.

Gọi đúng tên thì đó là một 'vụ cướp thế kỷ' của liên danh ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Nguồn: Trần Mạnh