Phiên tòa sơ thẩm giai đoạn 2 của vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã khép lại, nhưng một số doanh nghiệp lại lao đao. Trong đó có bảo hiểm FWD Việt Nam khi tiếp tục kê biên 82% vốn cổ phần.

Theo đó, Tòa án cũng quyết định tiếp tục kê biên 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam, đây cũng là tài sản do bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn VTP giao cho Chứng khoán TVSI và một số cá nhân, pháp nhân đứng tên. Trước đó, số cổ phần này đã bị kê biên vào ngày 28/5/2024.

Nhưng trong đó có 18% cổ phần còn lại tại Bảo hiểm FWD do Hồ Quốc Minh và Nguyễn Tiến Thành nắm giữ, ông Hồ Quốc Minh đã xuất cảnh, còn Nguyễn Tiến Thành đã chết.

Khi TVSI tranh luận tại tòa, bên này cho rằng 10% cổ phần tại FWD là vốn của công ty và việc kê biên điều này đã ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông và bên cạnh đó số cổ phần này bị cho là tài sản của bà Trương Mỹ Lan và bị kê biên là không thoả đáng.

vu-an-van-thinh-phat-tiep-tuc-ke-bien-82-von-co-phan-tai-bao-hiem-fwd-viet-nam-1729240461.png

Những giao dịch cổ phần được bắt đầu phát sinh từ tháng 3/2022, giữ TVSI tại bảo hiểm FWD Việt Nam. Sau đó, chuyển nhượng từ nhóm 11 nhà đầu tư được đại diện bởi Chứng khoán Tân Việt.

Theo thông tin hiện tại, thì hơn 2 năm các bên vẫn đang “dây dư” trong quá trình “cung cấp thêm thông tin tới Bộ Tài chính về giao dịch chuyển nhượng vốn”.

Tại báo cáo tài chính năm 2023, Bảo hiểm FWD Việt Nam cho biết mối quan hệ với Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam là “công ty con cùng tập đoàn”.  Còn báo cáo tài chính bán niên 2024, doanh thu phí bảo hiểm trong nửa đầu năm nay đạt hơn 70 tỷ, lợi nhuận gộp trong lĩnh vực này của Bảo hiểm FWD Việt Nam chỉ gần 6 tỷ sau nửa năm.

Hiện Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam là doanh nghiệp thuộc FWD Group ghi nhận tổng tài sản gần 18.700 tỷ.

----------------