Lời tựa: gần đây, giới truyền thông nước ngoài “nổi sóng” khi một kol / nhà báo chuyên mảng xe của nước ngoài kể lại trải nghiệm “không vui” khi tham dự một event do Vin đài thọ. 

Anh này nói rằng mình được Vin mời qua Việt Nam (cùng 200 khách mời khác) để tham dự một tour “tìm hiểu xe”, nhưng cuối cùng chuyến đi lại ít thông tin, mà toàn du lịch, đi chơi đây đó. 

(Bài đã đăng trên BBC https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0kv04p2jkvo?)

fb-img-1673588233627-1673588451.jpg
 

Để nhận định về cách Vin làm truyền thông trong “vụ này”, cần biết rõ mục tiêu của họ.

Tôi không phải người của Vin, cũng không tìm được thông tin cần thiết trên website chính thức của Vin. Nhưng căn cứ từ bài đăng ở trang IG chính thức của Vinfast (https://www.instagram.com/tv/CcRwqDRoUs5/?igshid=YmMyMTA2M2Y= ) thì tôi nghiêng nhiều hơn về giả thiết Vin có mong muốn tổ chức một chương trình “company tour” chứ không phải “car tour”.

Dường như Vin nhận thức rất rõ rằng họ không phải là Toyota hay Huyndai khi chào sân đất Mỹ, cho nên trước khi thực hiện các kế hoạch dài hơi để giúp công chúng trả lời câu hỏi “Vinfast là gì, và nó có gì hay?” thì Vin muốn giúp họ trả lời câu hỏi “Vinfast của ai, và công ty ấy thế nào?”.

Rõ ràng trong clip trên IG của Vinfast đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng, rằng chương trình này là Vingroup Elite - Vietnam Tour chứ không phải Vinfast Car Tour hay Conference gì hết. Trong thực tế, họ cũng đã thiết kế một chương trình “thăm quan Vietnam” trong 4 ngày ở 4 thành phố lớn. Và “lồng ghép” trong lịch trình đó có các sản phẩm, thành tựu của Vin. Tất nhiên, bao gồm cả nhà xưởng của công ty Vinfast.

Nếu giả thiết của tôi là đúng đắn, thì một chương trình như vậy là “rất ổn” để giới thiệu hình ảnh và vị thế của Vin(group). Nó giúp 200 khách mời có câu trả lời rõ ràng và chính xác cho câu hỏi: cha đẻ của chiếc ô tô kia (Vinfast) là ai, họ có tiềm lực thế nào? Và hiển nhiên, đó sẽ là một yếu tố cấu thành niềm tin cho ai đó muốn bỏ tiền mua xe Vinfast.

Một chương trình như vậy, thì Vin không tập trung trực diện vào “chiếc xe” là cách làm vô cùng hợp lý hợp tình. Thế nên, việc anh phóng viên kia không tìm được câu trả lời trong chuyến đi là rất bình thường. Kể cả tới lúc anh ta email cho Vinfast sau đó để hỏi thêm thì tôi cho rằng Vin cũng đang “cố né” việc trả lời để nhất quán thông điệp rằng “đây không phải một chương trình đút lót cho nhà báo nhằn bốc thơm Vinfast”.

Cũng cần phải nói thêm rằng thông lệ đưa “bao thơ” cho các khách mời (dưới nhiều khía cạnh và hình thức) là một nét “văn hoá” trong ngành PR tại Việt Nam. Nhưng điều đó không đúng với báo chí nước ngoài. Ít nhất là với kinh nghiệm làm việc với đối tác Mĩ, Singapore, Nhật và Phần Lan mà tôi đã từng trải nghiệm. 

Tôi không cho rằng Vin ngây thơ tới mức không hiểu điều đơn giản ấy!

Cái sai, nếu có, duy nhất của Vin trong chiến dịch này có lẽ nằm ở việc chưa truyền thông (giải thích) được rõ mục đích của Chương trình tới các khách mời. Mục đích của Vin, hay ít nhất là mục đích mong muốn thể hiện ra bên ngoài của Vin, là thông qua một “company tour” (có tên gọi “Vietnam tour”) để giới thiệu hình ảnh của Việt Nam và trong đó nổi lên hình ảnh của Vin(group), chứ không phải trực diện vào Vinfast.

Dù sao chăng nữa, trong thời đại 4.0 và influencers marketing (tiếp thị qua người gây ảnh hưởng) lên ngôi, thì việc Vin khiến cho chính khách mời của họ có cái nhìn tiêu cực và lên tiếng ở các kênh public vẫn là một điều vô cùng đáng tiếc, ảnh hưởng nhiều đến nỗ lực tổ chức một chương trình hoàn hảo của Vin, trong kế hoạch dọn đường cho Vinfast ra biển lớn.

 

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=pfbid02byssz5eA6N2JU33RtqBjXp1XiwAGduyhk64J9pKQcdqAFEiMRe2DFuaN8idPiU7Yl&id=100004262940982&mibextid=Nif5oz