vietjet-chi-hon-5-ty-tra-luong-cho-lanh-dao-cap-cao-ty-phu-nguyen-thi-phuong-thao-nhan-muc-khung-nhat-1667372397.jpg

Mới đây, CTCP Hàng không Vietjet (VJC, sàn HoSE) đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2022. Theo đó, báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy mức doanh thu đã tăng vọt lên hơn 11.600 tỷ đồng so với mức gần 2.654 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Các số liệu chứng tỏ hãng hàng không này đã có một quý làm ăn rất khởi sắc. Cụ thể, doanh thu hoạt động phụ trợ lên tới hơn 4.100 tỷ đồng trong khi doanh thu vận chuyển hành khách nội địa đạt 3.418 tỷ đồng và doanh thu hành khách quốc tế 1.182 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lợi nhuận gộp của Vietjet cũng chỉ đạt 364 triệu đồng, lý do là giá vốn hàng bán quý III cũng tăng nhanh, nên doanh thu dù tăng vọt gấp 4,4 lần thì lợi nhuận gộp cũng không cao 'ngất ngưởng' hơn được.

Kết quả còn ghi nhận mức chi phí tài chính giảm 21% về 235 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 20% lên 143 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 128% lên 139 tỷ đồng. Từ đó, lãi ròng trong quý III/2022 của doanh nghiệp này là 43 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ âm tới 767 tỷ đồng.

Nguyên nhân phía Vietjet tiết lộ là vì chi phí nhiên liệu bay tăng cao bình quân 130 USD/1 thùng, có thời điểm tăng đến 160 USD/1 thùng so với mức trung bình 80 USD/1 thùng năm 2019.

vietjet-chi-hon-5-ty-tra-luong-cho-lanh-dao-cap-cao-ty-phu-nguyen-thi-phuong-thao-nhan-muc-khung-nhat-1667373422.jpeg

Lũy kế 9 tháng, Vietjet ghi nhận doanh thu cao gấp 2,7 lần so với cùng kỹ năm 2021, đạt hơn 27.535 tỷ đồng. Lãi ròng gần 187,5 tỷ đồng chủ yếu nhờ khoản lợi nhuận khác lên tới hơn 445 tỷ đồng trong kỳ.

Tính đến ngày ngày 30/9, tổng tài sản của Vietjet tăng 31% so với đầu năm, lên đến 67.470 tỷ đồng; trong đó tăng mạnh nhất là các khoản phải thu ngắn hạn. Chỉ số nợ vay/vốn của hãng hàng không này là 1,1 lần.

Đặc biệt, Báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2022 của Vietjet cũng cho biết tổng chi lương, mức thù lao cho các thành viên HĐQT doanh nghiệp này trong kỳ là 1,5 tỷ đồng; ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng nhận về mức lương, thù lao là 3,5 tỷ đồng. Có thể ước tính, mỗi thành viên HĐQT Vietjet nhận lương và thù lao trung bình 101 triệu đồng/tháng/người; Ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng nhận trung bình 120 triệu đồng/tháng/người.

Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Phương Thảo là người đã gắn liền với tên tuổi của Vietjet, hiện tại ước tính bà có thể nhận lương, thù lao trung bình khoảng 221 triệu đồng/tháng.

Trong quý III/2022, Vietjet cũng đã thực hiện hơn 35 nghìn chuyến bay và vận chuyển 6,4 triệu lượt khách. Vận tải hành khách nội địa đóng góp vào sự phục hồi với tăng trưởng 36% số chuyến bay và 44% tổng hành khách. Vận tải hành khách quốc tế bắt đầu đà phục hồi, đạt khoảng 25% so với trước dịch Covid-19. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển trong quý đạt 11,5 nghìn tấn.

Vietjet đã mở hơn 10 đường bay quốc tế mới, tập trung vào thị trường Ấn Độ, mang khách từ các thủ phủ vùng Tây Ấn và Trung-Nam gồm Ahmedabad, Hyderabad và Bangalore tới các trung tâm kinh tế - du lịch của Việt Nam gồm Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng và Phú Quốc.

Tính đến thời đểm 30/09/2022, có tổng cộng 84 đường bay được Vietjet khai thác, bao gồm 49 đường bay nội địa và 35 đường bay quốc tế.

Vietjet là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Doanh nghiệp này được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và ngân hàng HDBank. Vốn điều lệ ban đầu của Vietjet là 600 tỷ VND (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn). Tháng 11/2007,  Vietjet được Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam phê duyệt cấp giấy phép.

Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: Từ triết lý kinh doanh đến hành động vì  cộng đồng

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 07/06/1970 tại Hà Nội. Bà là doanh nhân, tỷ phú, tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Tạp chí Forbes ghi nhận Thảo là tỉ phú USD người Việt Nam thứ 2, chỉ sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

Về học vấn, bà là Cử nhân Kinh tế và Tài chính, Tín dụng – Ngân hàng, Tiến sĩ Kinh tế. Phần lớn tài sản của bà Phương Thảo đến từ số cổ phần đã niêm yết của Vietjet Air (mã chứng khoán VJC) sau khi hãng hàng không này IPO vào tháng 2/2017.