Than

Năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 38 triệu tấn than, trị giá hơn 4 tỷ USD. Mức này giảm đến 35% về lượng nhưng tăng gần 10% về trị giá.

Trong đó, Indonesia là thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam với hơn 14 triệu tấn than, tương đương hơn 41% lượng than nhập khẩu trong nước. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn hai, và cuối cùng là Nga. Năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam đã chi 3,6 triệu USD để mua than từ Nga, chiếm 9,9% lượng than nhập khẩu.

Xăng dầu

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt 6,36 triệu tấn, trị giá 3,69 tỷ USD, giảm 14,7% về lượng và tăng 25,6% về kim ngạch so với 11 tháng đầu năm 2020.

khai-thac-1-1645601162.jpeg

Trong đó, Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn của Việt Nam với tổng lượng nhập lên đến 2,15 triệu tấn, trị giá 1,19 tỷ USD. Mức này chiếm 33,8% về lượng và 32,3% về tổng kim ngạch.

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn thứ hai với tổng lượng nhập đạt 1,43 triệu tấn trị giá 851,4 triệu USD, chiếm 22,5% về lượng và 23% tổng kim ngạch.

Kế đến là Singapore với lượng nhập đạt 1.144.340 tấn trị giá 669,12 triệu USD, chiếm 18% về lượng và trị giá.

Khí đốt

Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu khí đốt của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 940 triệu USD, tăng 53,8% so với 9 tháng đầu năm 2020, trong khi sản lượng chỉ tăng 8,5% so với cùng kỳ.

Trung Quốc, UAE và Kuwait là 3 thị trường xuất khẩu khí đốt hóa lỏng chính vào thị trường Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam đã nhập 278 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD từ Trung Quốc. Tháng 9 nămngoái không ghi nhận kim ngạch nhập khẩu khí đốt từ Kuwait và UAE. Tuy nhiên, số liệu thống kê trong 8 tháng đầu năm 2021 cho thấy Việt Nam đã nhập 134 nghìn tấn, tương đương gần 88 triệu USD từ UAE, chiếm 11% tổng kim ngạch. Với Kuwait, Việt Nam đã nhập gần 114 nghìn tấn, tương đương 71 triệu USD từ Kuwait, chiếm 9% tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng khắp cả nước.