Tình hình chung của việc xuất khẩu cao su
Theo thống kê vào tháng 2/2023 của trung tâm thống kê nông nghiệp, việc xuất khẩu cao su chỉ mang về giá trị 212 triệu USD (150 nghìn tấn). Lũy kế 2 tháng này, Việt Nam đã giảm 3,2% về khối lượng đồng thời giảm 23,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thông tin thị trường báo cáo, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam (chiếm 75,35%) với hơn 98,79 nghìn tấn (khoảng 135,56 triệu USD) - tháng 2/2023. Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp cũng cho biết, tháng 2/2023 đạt 179 triệu USD - 130 nghìn tấn về khối lượng nhập khẩu cao su (giảm 40,9% về khối lượng, giảm 46% so với năm ngoái).
Giá thành xuất khẩu cao su ngày một đi xuống.
Giá thành và giá trị xuất khẩu trái kỳ vọng
Mặc dù việc xuất khẩu cao su đạt kỷ lục 3,31 tỷ USD vào năm 2022, nhưng giá trị kim ngạch lại không đáng kể. Từ đó cho thấy, giá xuất khẩu mủ cao su chỉ còn 40% so với cách đây 11-12 năm. Năm 2022 giá cao su xuất khẩu bình quân năm thấp, chỉ đạt 1.547 USD/tấn, giảm 7,8% so với năm 2021.
Thị trường Trung Quốc thời gian gần đây không có hoạt động sản xuất cao su tự nhiên. Nhiệt độ cực thấp, người trồng cao su ngừng thu hoạch vào tháng 12. Sau mùa này sẽ là mùa rụng lá, thiếu hụt cao su trầm trọng vào tháng 2 trở đi . Trong năm 2022, giá thành xuất khẩu cao su bình quân sang Trung Quốc giảm 9%, tương đương là 1.490 USD/tấn, so với năm 2021. Vào 02/2023, giảm giảm 19,7% so với tháng 2 tháng đầu năm 2022. Mọi nguyên nhân đều do tình hình kinh tế và chính sách nhập khẩu của các nước.