Và khách hàng chỉ trung thành với thương hiệu khi họ tin tưởng, yêu mến những giá trị mà thương hiệu mang lại. Đó là lý do Dove không chỉ nói về sản phẩm của họ mà còn kể những câu chuyện về da, về tóc, Nike không chỉ ca tụng những đôi giày mà còn đề cao tinh thần thể thao,...
1. Đều là Content, nhưng…
Branded Content là những nội dung mang tính chất quảng cáo, thường cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ như xuất xứ, tính năng, lợi ích,...
Unbranded Content là những nội dung được truyền tải thông qua những câu chuyện kể, mang nhiều yếu tố cảm xúc hơn.
2. Dùng Content nào hiệu quả hơn?
Sự thật là cả Branded Content và Unbranded Content đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, dùng Content nào hiệu quả hơn còn phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch của bạn là gì.
Branded Content
- Ưu điểm: Cung cấp những thông tin cần thiết cho người dùng trong quá trình mua hàng, đặc biệt giúp thương hiệu gia tăng nhận diện trong tâm trí người dùng
- Nhược điểm: Branded content thường ở dạng quảng cáo nên dễ bị người tiêu dùng thờ ơ, bỏ qua và với thông điệp lặp lại nhiều lần có thể khiến họ cảm thấy khó chịu, mất cảm tình với thương hiệu.
Unbranded Content
- Ưu điểm: Trái lại với Branded content, Unbranded content dễ dàng vượt qua “rào cản" tâm lý của người dùng bởi nó khơi gợi sự thích thú từ khách hàng, mang đến những thông tin giá trị, khiến cho khách hàng đồng cảm với thương hiệu.
- Nhược điểm: Nếu thương hiệu sử dụng Unbranded content quá nhiều, sẽ khiến người dùng quên đi đặc tính của sản phẩm- yếu tố giúp họ đưa ra quyết định mua hàng
3. Sử dụng Branded content/ Unbranded content khi nào?
Giống với buổi hẹn hò đầu tiên, khi 2 người gặp nhau sẽ giới thiệu bản thân thì thương hiệu cũng vậy. Ở giai đoạn chạm mặt khách hàng (Awareness), Branded Content sẽ được ưu tiên lựa chọn để trả lời nhanh - gọn - nhẹ các câu hỏi: Thương hiệu của bạn là gì? Thương hiệu của bạn mang lại lợi ích gì cho khách hàng? Tại sao tôi phải mua sản phẩm của thương hiệu này?,...
Sau giai đoạn Awareness, thương hiệu cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm và gắn bó lâu dài với thương hiệu. Lúc này, Unbranded Content sẽ chiếm phần lớn nội dung, Branded Content sẽ vẫn xuất hiện nhưng với tần suất ít hơn.
Giống như lời tâm sự của một người bạn, sự thấu hiểu, đồng cảm với người tiêu dùng, Unbranded Content là sợi dây kết nối “vô hình” giúp khách hàng gia tăng tình cảm với thương hiệu, từ đó góp phần tác động đến quyết định mua hàng của họ.
4. Đa dạng hình thức triển khai
Không còn “khô khan" khi chỉ là những bài viết quảng cáo một chiều, những câu chuyện dài lê thê,...Branded Content và Unbranded Content nay đã khác với nhiều hình thức sáng tạo hơn, thu hút hơn và đa nền tảng hơn.
Xây kênh TikTok, sáng tạo nội dung Short - video, xây kênh Podcast, kết hợp với các Content Creator, KOC/KOL để giới thiệu sản phẩm đang là “top” những cách tiếp cận hiệu quả mà thương hiệu sử dụng để truyền tải thông điệp nhanh chóng tới người tiêu dùng.
Theo: Thảo Đan