tai-sao-viet-nam-phai-co-thuong-hieu-o-to-viet-1618819285.jpg

1. Công nghiệp ô tô – Ngành công nghiệp ”tỷ đô” 

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến hết tháng 8/2019, Việt Nam đã chi 2,136 tỷ USD (gần 50.000 tỷ đồng) để nhập khẩu 95.929 ô tô nguyên chiếc các loại. Trong đó, ô tô từ Thái Lan chiếm hơn 50%. Cụ thể, có 56.792 xe nguyên chiếc nhập từ Thái Lan, giá trị 1,1 tỷ USD. Riêng tháng 8/2019 tổng ô tô nhập khẩu đạt 9.412 chiếc các loại thì nhập từ Thái Lan là 4.266 chiếc. Dự kiến cả năm 2019 kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD với khoảng 80.000 xe.

Từ đây bạn sẽ hoàn toàn có thể suy đoán Việt Nam chi mỗi năm bao nhiêu tỷ USD chỉ để nhập khẩu ô tô. Số tiền này thật khổng lồ đối với một nước đang phát triển.

Việc Việt Nam nhập khẩu nhiều ô tô có làm giàu được cho đất nước? Câu trả lời là không. Hiện nay thuế nhập khẩu ô tô từ nhiều khu vực như ASIAN hay tới đây là với EU đều là 0%. Trong khi các loại thuế khác (bảo trì đường bộ, khí thải, trước bạ,…) đều móc từ túi người Việt.

2. Không thể để công nghiệp ô tô Việt chỉ là lắp ráp ô tô

Có thể bạn chưa biết đến khái niệm “Đồ thị cười” – “Smiling Curve” áp dụng trong cách nhận định lợi nhuận trong ngành công nghiệp ô tô mà toàn thế giới đang áp dụng.

choigtgtjpg-1618818449.jpg

Bạn thấy đấy, thật buồn khi láp ráp ô tô (tức gia công) mang lại lợi nhuận thấp và phải nói là thấp nhất.  Trong khi, nghiên cứu phát triển, thương hiệu, thiết kế, sản xuất linh kiện ô tô, Việt Nam chưa thể làm được. Nhưng cũng phần nào được ”an ủi”, mảng phân phối, marketing, bán hàng và dịch vụ hậu mãi được THACO hay TC Motor (Hyundai Thành Công) đang làm rất tốt.

Ngoài ra áp lực cạnh tranh của xe ô tô nhập khẩu khiến việc lắp ráp ô tô bị ảnh hưởng vì không thể cạnh tranh về giá, sản lượng cũng như chất lượng, lòng tin khách hàng Việt. Dây chuyền lắp ráp đơn giản, đầu tư cầm chừng, các hãng như Toyota sẽ có thể sẵn sàng dừng lắp ráp và rời nhà máy nếu lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng.

Làm ”rào cản” với ô tô nhập khẩu thì sao? Khi đã gia nhập Hiệp định Thương mại tự do, Việt Nam rất khó để ra những chính sách bảo hộ công nghiệp ô tô trong nước cũng như đánh thuế xe ô tô nhập khẩu. Cũng thật buồn khi công nghiệp ô tô là ”một đứa con hư”, hơn 20 năm qua được nhà nước ưu ái quá nhiều nhưng không chịu phát triển.

3. Thương hiệu ô tô Việt có thể đưa đất nước phát triển mạnh!

vinfast-lux-chinh-thuc-ra-mat-1618818458.jpg

Để làm ra một chiếc ô tô, phải cần từ 30.000 – 40.000 chi tiết, linh kiện. Vì vậy chiếc xe ô tô là một sản phẩm bao hàm các ngành phụ trợ như cơ khí chế tạo, điện – điện tử, dệt may, công nghiệp nhựa – thép – cao su, tự động hóa sản xuất, luyện kim,… Có thể thấy việc có khả năng sản xuất thương hiệu ô tô riêng có tác động tích nền công nghiệp chung của Việt Nam. Ngoài ra số lượng nhân lực tham gia vô cùng lớn giúp giải quyết việc làm cho người dân Việt.

Điều này giải thích tại sao nhà nước luôn có những chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phụ trợ.

4. Thị trường ô tô Việt tiềm năng nhất thế giới!

Việt Nam đang nổi lên là thị trường tiêu thụ ô tô tiềm năng nhất thế giới. Số liệu năm 2018, tỷ lệ sở hữu ô tô hiện đang ở mức 23 xe/1.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 204 xe/1.000, còn các nước phát triển là 400 xe/1.000. Trong khi thị trường xe máy đang dần bão hòa vì số lượng quá nhiều, với khí thải tác động xấu đến môi trường sống nên các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch cấm hoạt động nội đô.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng được cải thiện và thu nhập bình quân đầu người Việt tăng dần trong các năm tới cũng được xem là điểm bùng nổ cho nhu cầu sở hữu ô tô.

5. Thương hiệu ô tô Việt sẽ là biểu tượng quốc gia Việt Nam 

Hầu hết các nước công nghiệp phát triển cao đều là những nước sản xuất và xuất khẩu ô tô danh tiếng, như:

  • Nhật Bản có Toyota, Subaru, Honda,…
  • Hàn Quốc có Hyundai, Kia,…
  • Đức có Daimler, Volkswagen…
  • Mỹ có General Motors, Ford Motor,…

Kể cả khi thương hiệu ô tô Việt chưa đạt được danh tiếng toàn cầu như các nước nói trên nhưng nó thành công thì nó cũng chứng tỏ chúng ta là đất nước mạnh. Việt Nam – một quốc gia có nền tảng sản xuất, khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Trên đây là sự phân tích 5 lý do giải thích cho câu hỏi Tại sao Việt Nam phải có thương hiệu ô tô Việt? Hy vọng rằng Vinfast sẽ thành công!