Ông Nguyễn Đỗ Lăng sinh ngày 22/09/1974 tại Bắc Ninh. Hiện sống và làm việc tại Hà Nội. Trình độ của ông là thạc sĩ Kinh tế - Đại học Trento - Ý.

Ông từng có thời gian giữ chức Giám đốc điều hành Prometeo Italia vào giai đoạn từ 1998-2000. Sau đó, ông Lăng trở thành Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH tư vấn quốc tế Cát Tường – CIC từ năm 2000 - 2006. Từ năm 2006 ông cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (Apec Investment)
Từ tháng 06/2020 đến nay, ông là thành viên HĐQT của Công ty cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX) khi nắm trong tay hơn 2 triệu cổ phiếu (tính đến ngày 05/07/2022).
Đến ngày 01 tháng 08 năm 2020 cho đến hiện tại ông Lăng là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APS) - hiện nắm trong tay hơn 11 triệu cổ phiếu của APS (tính đến ngày 27/05/2022).
Ông Nguyễn Đỗ Lăng là một doanh nhân nổi danh trong hơn 1 thập kỷ qua. Ông được biết đến đầu tiên với tư cách Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APS).
APS làm ăn ra sao khi ông Lăng giữ vị trí lãnh đạo?
Năm 2010, dư luận xôn xao trước tin đồn ông Lăng bị khởi tố. Tuy nhiên, đây chỉ hiểu lầm khi ông vướng vào một vụ án liên quan Lý Thị Trúc Quỳnh.
Sau đó, ông Lăng ít được nhắc đến. Thị trường chỉ tập trung vào những tên tuổi “nóng” hơn như ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT FLC,...
Thế nhưng, trong hai năm gần đây, thị trường chứng khoán đã và đang chứng kiến nhiều doanh nhân nổi lên nhờ có trong tay hệ sinh thái nhiều công ty đa dạng ngành nghề. Và đặc biệt hơn cả, cổ phiếu trong các hệ sinh thái đó đều có tốc độ tăng phi mã với các cổ phiếu API, APS, IDJ, CSC,...
Kể từ cuối năm 2020, các cổ phiếu trong hệ sinh thái của ông Đỗ Lăng tăng rất mạnh.
-API vươn lên 70.000 đồng/cổ phiếu, tăng 56.090 đồng/cổ phiếu, tương đương 403%.
-IDJ đã đạt tới 31.500 đồng/cổ phiếu, tăng 22.300 đồng/cổ phiếu, tương đương 242%.
-APS vươn mình mạnh mẽ, tăng 26.600 đồng/cổ phiếu, tương đương 619% lên 30.900 đồng/cổ phiếu.
-CSC dừng ở mức 116.800 đồng/cổ phiếu, tăng 91.420 đồng/cổ phiếu, tương đương 360%.
Từ vị trí một người “vô danh” trong danh sách tỷ phú giàu có ở Việt Nam, hiện tại, ông Đỗ Lăng vươn lên vị trí người giàu thứ 183 trên thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 860 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2012 APS đạt doanh thu hoạt động ghi nhận hơn 205 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 84% so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của APEC đạt 134,7 tỷ đồng, tương ứng mức tăng cao gấp gần 7 lần kết quả đạt được trong cùng kỳ năm 2020.
Lũy kế đến 30/11/2021 đạt 520 tỷ đồng, EPS của 11 tháng đạt 5.333 đồng/cổ phiếu, lọt vào top cao nhất trong các công ty chứng khoán.
Năm 2021 HĐQT APS đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ mức 830 tỷ đồng lên 1.660 tỷ đồng, bằng việc phát hành 166 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ông chủ đứng sau hệ sinh thái APEC

Công ty cổ phần Đầu tư APEC Thái Nguyên được thành lập năm 2009, có trụ sở chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên. Người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc doanh nghiệp là ông Đinh Quốc Đức.
Công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng gồm 4 cổ đông gồm:
Công ty CP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (API) sở hữu 84%; CTCP Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (APS) góp 15% vốn; hai cổ đông cá nhân còn lại là ông Nguyễn Duy Khanh và ông Nguyễn Đỗ Lăng mỗi người góp 0,5% - tương ứng 500 triệu đồng.
Trong đó, ông Nguyễn Đỗ Lăng là Chủ tịch CTCP Tập đoàn Apec Group (APEC Group), Chủ tịch API, Tổng giám đốc kiêm thành viên HĐQT APS. Cả API, APS hay APEC Thái Nguyên đều là những mắt xích trong hệ sinh thái
đa ngành mang tên APEC Group của đại gia Nguyễn Đỗ Lăng.
APEC Group hiện góp mặt tại hàng loạt doanh nghiệp như:
-CTCP Đầu tư Apec Group Việt Nam.
- CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ Investment).
-CTCP Đầu tư Anpha, Công ty thiết kế A Studio.
-CTCP Apec Land Huế, Công ty nội thất Kasa Grand.
-CTCP Đầu tư Bất động sản Everest Việt Nam.
Về kết quả kinh doanh, từ khi thành lập đến nay, APEC Group chưa phát sinh khoản doanh thu nhưng vẫn báo lãi. Như năm 2019, lợi nhuận sau thuế của Apec Group là 68,3 triệu đồng, cao gấp 12 lần so với năm 2018.
Tại ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của APEC Group đạt 1.113 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với 927,3 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu ở mức 1.000 tỉ đồng, tương đương cuối năm 2018.
Thời điểm cuối quý 3/2021, tổng tài sản của APEC đạt gần 960 tỷ đồng, tăng cao gấp 2,3 lần so với đầu năm. Trong đó, công ty ghi nhận khoản tương đương tiền 235 tỷ đồng mà hồi đầu năm không phát sinh, và danh mục tài sản FVTPL tăng gấp 4 lần lên mức gần 378 tỷ đồng trong đó 340 tỷ đồng là cổ phiếu niêm yết.
Trong ngày 19/11/2021 đã qua, tại cuộc Tọa đàm “Đại cách mạng nhà ở xã hội giải quyết 10 triệu căn nhà ở xã hội 5 sao cho 40 triệu người Việt Nam”, ông Nguyễn Đỗ Lăng chia sẻ đề án của Tập đoàn APEC.
Theo đó, Apec Group sẽ có cuộc cách mạng về nhà ở xã hội. Tập đoàn phấn đấu trong 10 năm tới sẽ hoàn thành khoảng 10 triệu căn hộ nhà ở xã hội 5 sao.
Để thực hiện kế hoạch này, Tập đoàn Apec tuyên bố thành lập Tổng Công ty đầu tư và Phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp mới này sẽ khoảng 10.000 tỷ đồng. Đây là con số vô cùng táo bạo và lớn vượt trội so với quy mô cả hệ sinh thái Apec ở thời điểm hiện tại.