thuong-hieu-thoi-trang-lau-nam-chu-ca-sau-lacoste-vua-dinh-phot-gia-mot-dang-ban-mot-neo-kinh-doanh-ra-sao-1685957362.jpeg

Logo của Lacoste cũng nổi bật với hình ảnh cá sấu thêu nổi. Vì vậy, người ta thường nhắc đến thương hiệu này với tên thương hiệu cá sấu, hình ảnh thương hiệu đã được Lacoste đăng ký tại Pháp vào tháng 6 năm 1933. Trong suốt lịch sử phát triển của mình cho đến nay, Lacoste đã liên tục thành công trong các vụ kiện tụng bản quyền để bảo vệ biểu tượng “chú cá sấu” của mình.

Một trong hai người sáng lập thương hiệu Lacoste là René Lacoste, nhà vô địch quần vợt thế giới hai năm liên tiếp. Năm 1926, từ niềm đam mê quần vợt và lấy cảm hứng từ áo polo, ông đã tạo ra chiếc áo polo tennis đầu tiên trên thế giới. Lúc bấy giờ những nhược điểm của thời trang quần vợt đã được sản phẩm mới này đã khắc phục, những nhược điểm như khó vận động, không thấm nước đối với áo sơ mi, quần âu và cà vạt đều được cải thiện.

Nhận thấy tiềm năng phát triển to lớn của sản phẩm này, chủ tịch công ty dệt kim lớn nhất nước Pháp lúc bấy giờ – André Gillier đã quyết định hợp tác với René Lacoste để thành lập La Chemise Lacoste – ngày nay là Lacoste SA (Société Anonyme). Thời gian đầu, Lacoste chỉ sản xuất áo thun polo màu trắng có thêu logo cá sấu trước ngực, ngoài ra còn sản xuất một số loại áo thun khác dành cho các vận động viên chơi golf và chèo thuyền.

Đến năm 1951, thương hiệu này đã phát triển thêm nhiều thiết kế và họa tiết cho áo phông. Dần dần, rất nhiều khách hàng yêu thích sản phẩm này của Lacoste, thậm chí “biểu tượng của những người đam mê thể thao” là những gì người khác nhắc về thương hiệu này. Tại Mỹ, từ cuối những năm 70 đến 80, các sản phẩm của Lacoste đạt đến đỉnh cao khi xuất hiện trong tủ quần áo của hầu hết mọi người.

thuong-hieu-thoi-trang-lau-nam-chu-ca-sau-lacoste-vua-dinh-phot-gia-mot-dang-ban-mot-neo-kinh-doanh-ra-sao-1-1685957362.jpeg

Năm 1996, nhà sáng lập René Lacoste qua đời và truyền lại chức danh Chủ tịch này cho con trai ông là Bernard Lacoste (đã mất vào năm 2006). Nhờ tài năng kinh doanh của ông, công ty đã có tốc độ phát triển nhanh chóng với doanh số ước tính khoảng 300.000 sản phẩm mỗi năm. Tiếp nối thành công này, thương hiệu Lacoste bắt đầu sản xuất thêm nhiều mặt hàng khác như nước hoa, mắt kính, giày thể thao, các phụ kiện thời trang khác.

Từ những năm 2000, những thiết kế của thương hiệu này có nhiều mới mẻ, hiện đại hơn nhờ vào nhà thiết kế Christophe Lemaire, nhờ vậy đã giúp thương hiệu này ngày càng tiếp cận được nhiều người dùng hơn. Ông đã mang đến cho khách hàng sự sáng tạo và cao cấp hơn về thương hiệu.

Năm 2005, hơn 50 triệu sản phẩm Lacoste đã được bán tại 110 quốc gia trên thế giới. Sự phát triển này là nhờ sự hợp tác với những ngôi sao quần vợt nổi tiếng, những vận động viên kỳ cựu trên sân golf. Điều này giúp Lacoste tăng độ phổ biến, sang trọng và uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.

Các sản phẩm của thương hiệu Lacoste được chia thành 3 dòng sản phẩm chính là Polo Lacoste; Lacoste L!VE và Lacoste Sport. Đặc biệt, Polo Lacoste bao gồm các sản phẩm dành cho nam, nữ và trẻ em đã đưa Lacoste trở thành thương hiệu thời trang quốc tế như ngày nay.

Mặt khác, sản phẩm Lacoste Sport được thương hiệu Lacoste thiết kế để cung cấp dành cho những người đam mê thể thao dù là phụ nữ, nam giới hay trẻ em đều có. Với những sản phẩm hướng đến sự năng động, hiện đại như quần áo, giày thể thao, phụ kiện,…

Ra đời từ nhu cầu thời trang trẻ em từ dòng sản phẩm này, thương hiệu Lacoste quyết định tung ra dòng Lacoste L!VE vào năm 1958. Với dòng sản phẩm Lacoste L!VE, thương hiệu dành riêng dòng này cho bé trai và bé gái với đầy đủ các sản phẩm như quần áo, đồng hồ, giày dép,… và cả nước hoa.

Phong cách tổng thể của dòng sản phẩm này là thời thượng, hợp xu hướng và thể hiện tinh thần hiện đại của thương hiệu. Vì vậy, các thiết kế đều dựa trên ý tưởng từ âm nhạc, công nghệ kỹ thuật số, v.v. Không khó để tìm thấy các sản phẩm của Lacoste, khi thương hiệu này đã trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới.

Hiện tại, Công Ty TNHH thời trang Danh Giá (Danh Giá Fashion) được chọn làm nhà phân phối độc quyền các sản phẩm Lacoste chính hãng tại Việt Nam. Tại TP.HCM và Hà Nội, Danh Giá Fashion có khoảng 10 cửa hàng kinh doanh các sản phẩm Lacoste như quần áo, giày dép, túi xách, thắt lưng, mũ, kính. Các cửa hàng này hầu hết nằm trong các trung tâm thương mại lớn hoặc trên các con đường kinh doanh sầm uất.

thuong-hieu-thoi-trang-lau-nam-chu-ca-sau-lacoste-vua-dinh-phot-gia-mot-dang-ban-mot-neo-kinh-doanh-ra-sao-2-1685957373.jpeg

Vào ngày 24/5 vừa qua, đã có một vụ việc xảy ra với thương hiệu này tại một cửa hàng Lacoste ở khu Pacific Place, Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đó là vụ việc “giá niêm yết một đằng, bán một nẻo”. Vụ việc xảy ra đối với anh T - là khách hàng thân quen của cửa hàng này, theo như anh chia sẻ.

Hôm đó, anh có ghé cửa hàng mua một chiếc áo cổ thuyền, giá được dán trên áo là 1,75 triệu đồng, nhưng khi anh mang đến quầy thanh toán nhân viên báo cho anh T biết cái áo này có giá là 1,99 triệu đồng và anh T đã phải trả số tiền theo nhân viên báo, sự việc này đã khiến anh không hài lòng với dịch vụ của cửa hàng.

“Nhân viên cửa hàng Lacoste chia sẻ 1,99 triệu đồng là giá mới cập nhật của sản phẩm. Giá trên tem nhãn là giá cũ. Tuy số tiền chênh lệch không bao nhiêu nhưng tôi cảm thấy hụt hẫng và bất ngờ với cách làm việc của một thương hiệu thời trang lớn như Lacoste. Tôi không hài lòng với trải nghiệm mua sắm này”, anh T chia sẻ.

Trả lời VTC News, cửa hàng trưởng của Lacoste tại Pacific Place - Anh Ngô Hoàng Luân cho biết, sở dĩ trên tem của chiếc áo có ghi 1,75 triệu đồng là do đây là tem cũ, cửa hàng không update (cập nhật) lên kịp thời. Giá trên tem này chưa được điều chỉnh dẫn đến chênh lệch giữa giá hiển thị và giá giao cho khách hàng.

“Đây là thiếu sót của chúng tôi, mặc dù giá bán đã được điều chỉnh tăng nhưng do bộ phận kho hàng chưa dán đúng tem ở một số sản phẩm dẫn tới việc chưa đúng giá”, anh Luân nói.

Theo anh Luân, theo quy cách làm việc của công ty thì khi sản phẩm của Lacoste được đưa về Việt Nam trước tiên sẽ được giao đến kho để nhân viên dán nhãn bằng tiếng Việt lên rồi sau đó mới xuất đi các cửa hàng phân phối. Anh Luân còn cho biết thêm, vài ngày trước đây cửa hàng đã tiến hành tổng kho để chuẩn bị bán sản phẩm mới.

Theo thông tin từ phóng viên của VTC News đến tại các cửa hàng Lacoste trên đường Đồng Khởi, Lê Lai (quận 1, TP.HCM) để ghi nhận vụ việc liên quan đến giá áo Lacoste “giá một đằng, bán một nẻo”. Tuy nhiên, mẫu áo phông cổ tròn như anh T mua ở Hà Nội được dán tem giá niêm yết 1,99 triệu đồng, không hề có chuyện dán sai giá.

Trao đổi với một bạn nhân viên nữ tại cửa hàng Lacoste 58 Đồng Khởi (TP.HCM) về trường hợp của anh T ở Hà Nội, bạn nhân viên này cho biết, cái giá 1,75 triệu đồng có thể giá cũ của chiếc áo, còn giá 1,99 triệu đồng là giá mới. “Anh yên tâm, khi quét mã trên hệ thống thì bọn em thấy hệ thống đã lên giá, có thể các bạn nhân viên ngoài Hà Nội chưa kịp xử lý cái tem cũ. Nhiều khi trên kho tụi em dán bị sót”, nữ nhân viên này nói.

Theo anh T, Lacoste là thương hiệu thời trang được nhiều người Việt Nam tin dùng. Đối tượng mua chủ yếu là trí thức, doanh nhân và những người giàu có. Do đó, Lacoste phải cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt hơn.