thuong-hieu-chuk-chuk-do-tran-tuyet-van-con-gai-ceo-kido-ong-tran-le-nguyen-dieu-hanh-phat-trien-ra-sao-1681576853.png

Ngày 7/6/2021, KIDO tổ chức họp báo trực tuyến chính thức giới thiệu kênh F&B mang tên Chuk-Chuk do Trần Tuyết Vân, con gái ông Trần Lệ Nguyên làm Tổng giám đốc. Khi đó, Tuyết Vân vừa du học Mỹ trở về và muốn thành lập chuỗi F&B bán bánh ngọt, kem, trà và cà phê với quy mô lớn tại Việt Nam.

“Người ta nói góp gió sẽ thành bão”, Ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KIDO giải thích lý do tham gia thị trường bán lẻ với kênh F&B trong cuộc phỏng vấn với Forbes Việt Nam vào giữa tháng 5/2022.

Trong buổi họp báo trực tuyến ra mắt chuỗi Chuk Chuk vào tháng 6/2021, lần đầu tiên người ngoài và giới truyền thông được nhìn thấy con gái của ông Trần Lệ Nguyên. Khoảng thời gian này, Trần Tuyết Vân được giới thiệu là Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại TTV – công ty điều hành kênh Chuk Chuk. Ông Trần Lệ Nguyên giữ chức Chủ tịch và ông Phạm Cao Nghĩa giữ chức Phó tổng giám đốc TTV.

Có vẻ như ông Trần Lệ Nguyên sẽ phụ trách R&D, tạo ra những sản phẩm mới “có một không hai” trên thị trường, trong khi ông Phạm Cao Nghĩa sẽ lo vận hành chuỗi. Trần Tuyết Vân sẽ chịu trách nhiệm cho mảng sale - marketing cho chuỗi Chuk Chuk, cũng như học hỏi tìm hiểu thêm về R&D, học thêm về vận hành chuỗi trong thời gian đầu.

Gia đình họ Trần của tập đoàn KIDO khá kín tiếng về đời tư. Hầu như những thiên kim, thiếu gia của Chủ tịch Trần Kim Thành và CEO Trần Lệ Nguyên có hình dáng như thế nào, cũng như họ có bao nhiêu người con là điều không ai biết. 

thuong-hieu-chuk-chuk-do-tran-tuyet-van-con-gai-ceo-kido-ong-tran-le-nguyen-dieu-hanh-phat-trien-ra-sao-2-1681577008.jpeg
 

Sau buổi họp báo thì mọi người mới biết ông Trần Lệ Nguyên có 3 người con, trong đó 2 gái 1 trai, Trần Tuyết Vân là chị cả. Trần Tuyết Vân khi đó vừa bước sang tuổi 25 và có nhiều năm du học ở Mỹ nên tiếng Việt không còn sõi như xưa, khả năng nói tiếng Việt cần thời gian để trở lại như xưa. Vì vậy, tại buổi họp báo chủ yếu là ông Nguyên và ông Nghĩa trả lời các câu hỏi, còn Trần Tuyết Vân hầu như nói rất ít.

Không ai biết cô học chuyên ngành gì và tốt nghiệp trường nào ở Mỹ, bởi nếu học thạc sĩ thì cô đã ra trường và thẳng tiến về Việt Nam, mà không hề làm việc chính thức cho bất kỳ công ty nào khác.

Lý do Chuk Chuk ra đời

Việc xây dựng chuỗi cửa hàng Chuk Chuk ra đời từ ước mơ ấp ủ của ông Trần Lệ Nguyên cách đây hơn 20 năm. Đó là khi ông chứng kiến ​​cảnh người Mỹ xếp hàng từ 30 đến 40 phút để được thưởng thức một ly cà phê tại các cửa hàng Starbucks, và sau đó là việc sản phẩm trà sữa trân châu của Đài Loan được khắp châu Á, đặc biệt là giới trẻ đánh giá cao và yêu thích trong nhiều thập kỷ.

Bên cạnh đó, năm 2012, chuỗi nhà hàng kem Häagen-Dazs (thương hiệu kem siêu cao cấp được thành lập tại New York - Mỹ năm 1961, có mặt tại 50 quốc gia với hơn 900 cửa hàng trên thế giới) đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Häagen-Dazs đã phát triển hệ thống các cửa hàng chính tọa lạc tại những vị trí đắc địa ở trung tâm TP.HCM.

Đây là những động lực khiến ông chủ Kido muốn đưa Chuk Chuk trở thành thương hiệu quốc gia trên thị trường F&B, với tham vọng không chỉ phủ sóng trong nước mà phát triển chuỗi nhượng quyền theo tiêu chuẩn quốc tế.

thuong-hieu-chuk-chuk-do-tran-tuyet-van-con-gai-ceo-kido-ong-tran-le-nguyen-dieu-hanh-phat-trien-ra-sao-3-1681576988.jpeg
 

Sau thời gian chuẩn bị lên kế hoạch, chuỗi Chuk Chuk quyết định dùng 3 mô hình hoạt động: cửa hàng outlet rộng 100-150m2, vốn đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, nằm trên các trục đường chính và trung tâm mua sắm; Ki ốt rộng 20m2 với mức đầu tư chưa đến 200 triệu đồng trong trung tâm thương mại và xe đẩy chỉ khoảng 3m2 nằm ở khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp…

TTV có vốn 100 tỷ đồng, trong đó Kido sở hữu 61% và sẽ tiếp tục tăng vốn đầu tư để mở rộng quy mô trong thời gian tới. Vì tham vọng mở rộng ra các thị trường Đông Nam Á và toàn châu Á nên Chuk Chuk sẽ tìm một số đối tác nước ngoài để liên kết hợp tác theo mô hình nhượng quyền tiêu chuẩn quốc tế, hỗ trợ đối tác về mặt hình ảnh và chiến lược kinh doanh 'hoạt động'.

KIDO đặt mục tiêu mở rộng phát triển chuỗi: vào năm 2021 mở 58 cửa hàng, vào năm 2023 lên 200 cửa hàng để mang lại doanh thu 1.200 tỷ đồng và đạt 1.000 cửa hàng vào năm 2025, từ đó trở thành chuỗi F&B lớn nhất Việt Nam với doanh thu là 7.800 tỷ đồng.

Chuỗi Chuk Tea & Coffee sau khi KIDO rút lui: Chủ nhân mới là ai và đang hoạt động như thế nào? - Ảnh 10.

Các cửa hàng với mô hình đa dạng, từ cửa hàng thông thường, từ ki ốt đến xe đẩy sẽ phủ sóng khắp cả nước và có mặt tại ít nhất một thị trường nước ngoài. Điều khiến ông Nguyên tự tin về tính khả thi của tham vọng này là do nhiều yếu tố.

Đầu tiên là lợi thế sản xuất. Các sản phẩm bán tại Chuk Chuk đều do Kido sản xuất với số lượng lớn, trong khi các đơn vị khác phải nhập khẩu hoặc khó kiểm soát chất lượng. Vì vậy, với giá thành sản phẩm hợp lý, Chuk Chuk luôn đảm bảo mức lợi nhuận. Đơn giá kem tươi và cà phê tại chuỗi cửa hàng này từ 29.000 đồng, trà và trà sữa sẽ từ 39.000 đồng.

Ông Nguyên cũng tự tin Chuk-Chuk sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nhượng quyền khi mức đầu tư cho mỗi cửa hàng 100m2 chỉ khoảng 1 tỷ đồng, thấp hơn nhiều mức 3-4 tỷ đồng của các thương hiệu quốc tế mới gia nhập thị trường Việt Nam.

Cho đến cuối tháng 5 năm 2022, chuỗi Chuk-Chuk có 35 cửa hàng tại TP.HCM, hai trong số đó nằm trong trung tâm mua sắm GO!. 30 cửa hàng khác đang chờ mở. Các cửa hàng GS25 chưa có kệ Chuk-Chuk. Bà Nguyễn Hồng Trang, đại diện của Sơn Kim, từng nói với Forbes Việt Nam rằng Sơn Kim Retail, đơn vị nhận nhượng quyền của GS25, luôn tuân thủ các quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) cho các hoạt động.

Ngoài ra, chi phí vận hành của chuỗi Chuk Chuk so với các thương hiệu khác sẽ thấp hơn nhiều vì đằng sau chuỗi này là cả hệ thống kho vận phủ sóng toàn quốc của Kido. Ông Nguyên cho biết, kênh này có lợi thế lớn về sự đa dạng sản phẩm, giúp các gia đình hiện đại với nhiều thế hệ thành viên thỏa mãn nhu cầu.

Còn nhớ giai đoạn năm 2017, chính ông Trần Lệ Nguyên là người đưa thương hiệu trà sữa Tealive về Việt Nam đang làm mưa làm gió tại Malaysia và Đài Loan.

Vốn là một công ty ngành thực phẩm, lợi thế hiện tại của Kido nằm ở quá trình khảo sát sản phẩm, đón đầu xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng trẻ.

Tháng 7/2022, Chuk Chuk Kem - Cà phê - Trà được KIDO quyết định đổi tên thành Chuk Tea and Coffee, đồng thời bắt đầu mở rộng kinh doanh ra các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, có vẻ như hoạt động của kênh này không mang lại tác động tích cực cho KIDO.

Ngày 16/12/2022, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO đã thông qua quyết định thoái vốn tại Chuk Tea and Coffee – chuỗi cửa hàng F&B mà công ty đặt nhiều kỳ vọng vào đầu năm. Hiện chưa rõ lý do KIDO rút khỏi chuỗi cửa hàng này.

Quý III/2022, doanh thu thuần của Kido tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, đạt 3.227 tỷ đồng. Tuy nhiên, các mảng chi phí đều tăng, cùng với khoản lỗ gần 35 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết (cùng kỳ lỗ gần 28 tỷ đồng).

Sau cùng, lợi nhuận sau thuế thu về 30 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận quý thấp nhất của KDC trong 4 năm (thấp hơn mức ghi nhận trong đợt bùng phát COVID-19).