Giáo sư Tôn Thất Tùng
Hyppocrate (460 - 370 trước công nguyên) được xem là Ông tổ sáng lập ra Nền y học hiện đại. Những quan điểm từ xa xưa của Ông đúng đến tận ngày nay, nhưng gây sửng sốt cho mọi người và bác bỏ tất cả những quan niệm cùng thời về sức khoẻ và bệnh tật. Hyppocrate cho rằng: "cơ thể phải được nhìn nhận như là một tổng thể chứ không phải là một tập hợp rời rạc của các bộ phận". Ông tin tưởng vào quá trình lành bệnh tự nhiên, thông qua nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không khí trong lành và sự sạch sẽ. Ông cho rằng, tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm xuất phát từ não chứ không phải từ tim như nhiều người cùng thời quan niệm. Ông nói: “Thức ăn là thuốc. Anh không hiểu biết về thực phẩm, sao có thể hiểu biết bệnh tật của con người”.
Lời thề Hyppocrate: "Tôi sẽ suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết. Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tuỳ theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công. Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai".
Cụ Tổ Hippocrate dạy: “Thức ăn của chúng ta phải là những vị thuốc của chúng ta và thuốc của chúng ta phải là thực phẩm của chúng ta”.
Tuệ Tĩnh tên chính là Nguyễn Bá Tĩnh, sinh tại Cẩm Giàng, Hải Hưng. Ông được coi là ông tổ của ngành Dược Việt Nam - vị thánh thuốc nam. Năm 22 tuổi, ông đậu chức quan Thái Học Sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà xin ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày Cụ chuyên học thuốc, làm thuốc chữa bệnh cứu người. Cụ để lại tôn chỉ về giữ gìn sức khỏe: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Trong 30 năm, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, chính các chùa này cũng là y xá chữa bệnh. Ông đã tập hợp nhiều y án: 128 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Ông luôn luôn nhắc nhở mọi người chú nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòng bệnh tích cực, nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể, sinh hoạt điều độ và phương pháp dưỡng sinh. Ông đã nêu ra nhiều phương pháp để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, nắn bóp, xoa, ăn, uống...
Phương pháp thực dưỡng Ohsawa trong phòng ngừa và chữa bệnh rất đơn giản, vô cùng thực tiễn và kiệm ước. Người ta có thể áp dụng bất cứ lúc nào, bất kỳ mức sống ra sao và bất kể nơi đâu. Nó có tính giáo dục hơn trị liệu và hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự hiểu biết và ý chí của mình. Sự thật nó là cuộc tiến sâu vào con đường dẫn tới SATORI (giác ngộ) và bạn phải tự mình hoàn thành sự nghiệp ấy.
Thầy Thuốc Nhân Dân Dân Quách Văn Mích
Tạo Hóa đã hào phóng trao cho mỗi người một cỗ máy tinh vi, phức tạp và hoàn thiện nhất hành tinh này để họ làm chủ. Ai luôn chăm lo bảo quản, sử dụng đúng nhiên liệu mà...Tạo Hóa đã định khi sinh ra nó thì cỗ máy ấy sẽ hoạt động tốt, tuổi thọ cao. Ngược lại,...không chịu chăm sóc bảo quản, không dùng đúng nhiên liệu, cổ máy luôn hỏng hóc sẽ sớm bị đưa ra bãi tha ma phế thải. Thế là người ấy đã hủy hoại một công trình tuyệt vời của Tạo Hóa, tự hủy hoại chính mình... đó chẳng phải là một trọng tội hay sao.
Theo: Lương Y Ngô Đức Vượng - Y Khoa Giáo Dục