
1. TÓM TẮT Ý CHÍNH NGHỊ QUYẾT 68-NQ/TW
(Ban hành ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân)
Tư tưởng lớn
• Lần đầu tiên, khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.
• Nhấn mạnh phải “bảo vệ, phát triển, khơi thông” thay vì chỉ “quản lý, định hướng”.
Mục tiêu cụ thể
• Đến năm 2030:
- Kinh tế tư nhân đóng góp 55-60% GDP.
- Có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động thực chất.
• Đến năm 2045:
- Có 3 triệu DN tư nhân, chiếm trên 60% GDP.
Các nhóm giải pháp lớn
• Thể chế hóa rõ ràng vai trò của khu vực tư nhân.
• Cải cách môi trường kinh doanh: Giảm thủ tục, chống nhũng nhiễu.
• Tiếp cận nguồn lực công bằng: Đất đai, vốn, công nghệ.
• Tạo động lực cho đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
•Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có tầm vóc, có trách nhiệm xã hội và năng lực cạnh tranh toàn cầu.
2. FOUNDER NÊN HIỂU VÀ ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
a. Hiểu mình đang ở đâu trong “chiến lược quốc gia”
Nếu bạn là doanh nghiệp làm bài bản, có tác động xã hội, có chuyển đổi số, có đào tạo – bạn đang là “đối tượng ưu tiên” của chính sách mới.
Đây là thời điểm tốt để "lộ diện", kết nối cơ quan chính sách và nâng tầm vị thế.
b. Tư duy chiến lược: Từ “đơn vị kinh doanh” thành “đối tác phát triển địa phương”
Hãy đưa doanh nghiệp mình gắn với các mục tiêu địa phương: Giải quyết việc làm, giáo dục, công nghệ, logistics, xanh hoá …
Trở thành "case mẫu" cho địa phương, thành phố, tỉnh … cùng xem vấn đề của địa phương cũng là vấn đề của chính mình.
c. Tăng cường quản trị và ESG để được nhìn nhận nghiêm túc
Áp dụng chuẩn mực quản trị, minh bạch tài chính, có báo cáo tác động (giáo dục, môi trường, phụ nữ, trẻ em, chuyển đổi số...)
Điều này giúp founders dễ lọt vào các chương trình hỗ trợ vốn, đất đai, ưu đãi thuế...
d. Biết “đi cùng” chính quyền
Sự khéo léo cần thiết: Tìm hiểu cách hệ thống vận hành và tìm ra điểm giao lợi ích công - tư.
Ví dụ: Giáo dục hỗ trợ tỉnh đào tạo ngoại ngữ miễn phí cho học sinh vùng sâu vùng xa.
3. Tín dụng giá rẻ và sự tái cấu trúc dòng chảy vốn:
Trước đây, dòng tín dụng giá rẻ – vốn là "máu nuôi cơ thể kinh tế" – chủ yếu đổ vào các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thân hữu, thông qua kênh phân phối vốn chủ yếu là ngân hàng, các đại dự án bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, giai đoạn này đang dần kết thúc. Với định hướng trong Nghị quyết 68 và các chính sách hỗ trợ khác.
Nhà nước bắt đầu cơ cấu lại nguồn lực: Chuyển dòng vốn từ các “ông lớn” một phần sang khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và hộ kinh doanh cá thể – những "huyết mạch" thực sự của nền kinh tế.
Đây là một bước ngoặt: Khi tín dụng không còn bị “kẹp” trong vài tập đoàn BĐS hay doanh nghiệp sân sau, mà được phân bổ lại, nền kinh tế sẽ lan tỏa năng lượng sản xuất, tập trung vào hiệu quả, năng lực thật sự, thay vì chỉ tập trung vào đầu cơ.
4. Bất động sản – Vai trò quan trọng và cũng là con dao 2 lưỡi
Bất động sản có vai trò quan trọng, không thể phủ nhận. Nó tạo động lực phát triển cho hạ tầng, tạo công ăn việc làm, và cả giá trị tài sản trong dân. Khi BDS là động lực chính, NÓ giúp cho nền kinh tế chạy nhanh hơn, sự xuất hiện của "BDS" cũng khiến các ngành khác phải tăng năng suất, phải chuyển đổi, phải tìm cách tạo giá trị thực để tồn tại; vì bản chất khi chi phí cao thì … băng chuyền lao động phải … chạy theo.
Tuy nhiên, nếu quá lệ thuộc vào BĐS, doanh nghiệp, hay nền kinh tế sẽ kiệt sức. Khi mọi dòng tiền, chính sách, đất đai, và sức mạnh đổ dồn vào BDS, thì nó không còn là động lực mà trở thành mối đe dọa sinh tồn. Hệ quả là doanh nghiệp sản xuất, công nghệ, giáo dục, logistics… không có oxy để phát triển, hệ sinh thái có rủi ro rơi vào trạng thái nguy hiểm.
5. Thông điệp cho founder:
• Đừng đánh giá thấp giai đoạn phân phối lại nguồn lực hiện nay – chính là lúc bạn “nhận phần” từ chiếc bánh tín dụng và chính sách, như mình nói rất nhiều cho anh em founders trong lớp tài chính khi mô tả sự dịch chuyển của Vietnam từ năm 1986 tới nay.
Đi qua và hiệu sâu sắc thời khắc lịch sử và chuyển đổi từ Đảng Viên làm kinh tế, giới chủ sử dụng nguồn tiền ở đâu ra và thấu hiểu thời thế hiện tại giúp bạn vững tin trong con đường kinh doanh sắp tới.
• Đừng cố chạy đua với BDS, bạn không đủ năng lực để chạy nhanh hơn tốc độ in cung tiền, cứ nhìn giá nhà HN tăng 2 lần giá từ 2019 – Nay là sẽ rõ.
Hãy tạo ra giá trị thực trong ngành mình làm, vì bản chất của tiền chính là năng lực và thặng dư lao động.
Làm FnB thì chuẩn hoá chất lượng, ATVSTP, đủ năng lực bán hàng cho phân khúc cao cấp, đã tính đủ chi phí.
Là giáo dục thì tạo ra lao động chất lượng.
Là logistics thì làm ra dòng chảy hàng hóa rẻ hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Là tài chính thì đầu tư, giải ngân cho các công ty có thể sử dụng hiệu quả để gia tăng tài sản cho các bên liên quan.
v.v...
• Đồng thời, Founder thế hệ mới nên hiểu được kinh tế vĩ mô, và biết đặt doanh nghiệp mình vào dòng chảy chiến lược quốc gia.
6. Rất thực tế: Nơi mà quan hệ thân hữu vẫn là một phần của cuộc chơi, dù có nói đến cải cách hay thị trường tự do bao nhiêu đi nữa.
Ở các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc hay thậm chí cả Hàn Quốc thời phát triển thần kỳ, mạng lưới chính t.rị – kinh tế luôn song hành, vì:
• Tài nguyên công (đất, tín dụng, quota…) do nhà nước nắm.
• Quyền phê duyệt, cấp phép thuộc về cơ quan công quyền.
• Tính cá nhân hoá của quyền lực rất cao – dù hệ thống là của tập thể.
7. Quan hệ khéo léo là hiểu cuộc chơi
Nhiều founder nghĩ quan hệ là phải “chạy chọt”, nhưng với thế hệ chính quyền mới (trẻ hơn, chuyên nghiệp hơn), sự tin tưởng đến từ:
• Khả năng nói đúng ngôn ngữ chính sách (hiểu nghị quyết, định hướng của thành phố, tỉnh, tầm nhìn địa phương).
• Hợp tác tử tế: Bạn là người tử tế còn tử tế như thế nào thì … phải học.
• Được giới thiệu bởi người đáng tin.
8. Hợp tác và biết thứ tự, trình tự và vị thế của bản thân
Làm đúng chiến lược là: Biết kết hợp giữa tạo giá trị thật, tự xây dựng hình ảnh riêng thông qua truyền thông, đào tạo, CSR, hoặc đầu tư cộng đồng (ESG).
Kỹ năng này, không sách vở nào dạy. Trường đời dạy.
9. 10 việc Founder cần làm trong kỷ nguyên tư nhân mới” – đặc biệt dành cho doanh nghiệp đang ở giai đoạn 50–120 tỷ/năm, có tham vọng scale bài bản, nhưng cần kiểm soát rủi ro:
a. Xây mô hình kinh doanh có biên lợi nhuận ổn định
Hành động cụ thể:
• Tính Gross Margin và Contribution Margin theo từng đơn vị sản phẩm/dịch vụ.
• Cắt các dòng sản phẩm “fancy nhưng không lời”.
• Lập bảng P&L giả định khi scale gấp đôi để xem mô hình còn hiệu quả không.
b) Chuẩn hóa tài chính – kế toán để kiểm soát và gọi vốn
Hành động cụ thể:
• Lập 3 loại báo cáo định kỳ: P&L, Balance Sheet, Cash Flow.
• Có hệ thống phần mềm kế toán chuẩn hóa (Misa SME, Bravo, ERP nhẹ).
• Tách rõ lương Founder, chi phí đầu tư, và các khoản tạm ứng cá nhân.
c) Xây core team dài hạn
Hành động cụ thể:
• Giao KPIs có thưởng dài hạn 6 tháng – 1 năm, không chỉ theo tháng.
• Triển khai ESOP
• Tổ chức 1 buổi offsite chiến lược/quý để đồng thuận về chiến lược chung.
d) Chuẩn hoá để nhân bản: Sản phẩm, vận hành, dịch vụ
Hành động cụ thể:
• Viết bộ tài liệu đào tạo nội bộ (onboarding, kỹ năng, checklist công việc).
• Chuẩn hóa mô hình chi nhánh: Diện tích, cơ cấu chi phí, số lượng nhân sự.
• Áp dụng P&L từng business unit để kiểm tra lãi/lỗ theo revenue stream.
e) Dựng hệ thống governance – luật chơi nội bộ
Hành động cụ thể:
• Có Điều lệ công ty, thỏa thuận cổ đông, quy chế tài chính.
• Họp HDQT hoặc Ban Điều Hành theo quý để kiểm soát chiến lược.
f) Hiểu và hành động theo chính sách lớn (ví dụ: NQ68)
Hành động cụ thể:
• Bám sát các chính sách hỗ trợ tư nhân: Tín dụng, đào tạo, chuyển đổi số.
• Chọn ngành và phân khúc được “ưu tiên hỗ trợ” (ESG, giáo dục, công nghệ…).
• Gửi đề xuất, đề án nhỏ cho tỉnh/thành phố theo chương trình kích cầu, đổi mới sáng tạo.
g) Xây tài sản truyền thông cho Founder & DN
Hành động cụ thể:
• Viết mỗi tháng 1 bài “chia sẻ thật” từ Founder trên Facebook/LinkedIn.
• Có 1 landing page chuẩn + press kit (ảnh, giới thiệu, thành tựu).
• PR báo chí chuyên mục kinh doanh hoặc góp tiếng nói chính sách.
h) Xây hệ sinh thái quan hệ – không chỉ … hoạt động 1 mình
Hành động cụ thể:
• Tham gia 1–2 câu lạc bộ/diễn đàn doanh nhân tỉnh hoặc ngành, hoặc tham gia FFP100 của tụi tui chẳng hạn. hi hi
• Kết nối ngân hàng địa phương, phòng công thương, sở KH&CN.
• Làm 1–2 hoạt động CSR gắn với địa phương: Đóng góp công sức, tài trợ giáo dục, hội chợ, quảng bá hình ảnh địa phương …
i) Quản lý tốc độ scale – Không đốt cháy giai đoạn
Hành động cụ thể:
• Mỗi lần mở rộng (chi nhánh, thị trường) cần có “trial run” trước 3–6 tháng.
• Chốt tỷ lệ thành công: nếu <70% kế hoạch đạt – kiểm soát trước khi mở rộng.
• Lập bản đồ nhân sự kế thừa – không có người thay thế thì chưa scale.
j) Nâng cao EQ và năng lực lãnh đạo
Hành động cụ thể:
• Mỗi tháng dành 1–2 buổi coaching hoặc tự review hành vi lãnh đạo.
• Xây bộ câu hỏi phản hồi ẩn danh từ nhân sự mỗi quý.
• Học hỏi từ case thực chiến: Đọc Stories Founder, podcast quản trị, workshop quản lý con người; follow tui nè.
10. Tối quan trọng: Nội lực quyết định “vị thế đàm phán” – không có gì thay thế được ... thực lực nha anh em
Ý cốt lõi:
Muốn có cơ hội trao đổi chiến lược với bộ ngành, hoặc đơn giản là được “ghi nhận” trong chính sách phát triển địa phương – thì doanh nghiệp phải có trọng lượng thật:
• Doanh thu thực chất (thường từ 500–1000 tỷ trở lên để lọt radar trao đổi với lãnh đạo khi … có cơ hội);
• Sản phẩm có bản sắc Việt, có khả năng vươn ra quốc tế;
• Giá trị tạo ra vượt khỏi lợi nhuận, mang tính biểu tượng cho ngành/lĩnh vực.
Hành động cụ thể dành cho Founder:
• Xác định core value độc đáo mà sản phẩm/dịch vụ của mình đại diện (ví dụ: ngôn ngữ, giáo dục, nông nghiệp xanh, công nghệ, sản phẩm FnB … Made in Vietnam…).
• Dùng sản phẩm làm ngoại giao mềm: Đi hội chợ, giải thưởng quốc tế, chuyển giao mô hình cho địa phương khác.
• Dùng dữ liệu tăng trưởng & tác động để xây thành tích: Không ai từ chối nói chuyện với 1 doanh nghiệp có kết quả thật & narrative rõ ràng.
• Mỗi quý, đánh giá lại vị trí của mình: Mình đang là ai trong mắt ngành, tỉnh, báo chí, nhà đầu tư và các bên liên quan?
“Muốn vào bàn lớn, thì phải mang được giá trị lên bàn. Lúc ấy, tạo hành lang pháp lý giữa công - tư sẽ nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.”
Ngày tốt lành.