Sau quý I tăng trưởng âm, Tập đoàn Thiên Long (TLG) ghi nhận tín hiệu phục hồi trong tháng 4 và 5, mang lại kỳ vọng tích cực cho cổ đông. Tuy nhiên, bức tranh tài chính của doanh nghiệp vẫn tồn tại điểm tối, đến từ CTCP Clever World công ty thành viên do bà Cô Trần Dinh Dinh ái nữ Chủ tịch HĐQT Cô Gia Thọ, nắm quyền điều hành.

Doanh nghiệp non trẻ, lỗ chồng lỗ dù liên tục tăng vốn

Clever World được thành lập vào tháng 8/2022, hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH MTV Tân Lực Miền Nam công ty con 100% vốn của Thiên Long, nắm giữ 70% cổ phần. Doanh nghiệp ra đời nhằm phát triển chuỗi cửa hàng CleverBox, chuyên bán lẻ văn phòng phẩm, đồ chơi và quà tặng.

⚠️Từ mức vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ, Clever World trải qua nhiều lần tăng vốn, lên 29 tỷ trong năm 2023 và tiếp tục tăng lên 84 tỷ vào tháng 5/2025. Bà Cô Trần Dinh Dinh, sinh năm 1999 đảm nhiệm vai trò Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật từ tháng 9/2023, thay thế cổ đông sáng lập Lê Thị Bích Ngọc.

thien-long-da-tang-truong-tro-lai-nhung-cong-ty-con-do-ai-nu-chu-tich-nam-quyen-chim-trong-thua-lo-1752481381.jpg
 

Dù được rót vốn liên tục, kết quả kinh doanh của Clever World vẫn không mấy khởi sắc.

🔸Năm 2022, công ty chỉ ghi nhận doanh thu 500 triệu đồng, lỗ ròng gần 900 triệu đồng.

🔸Năm 2023, dù doanh thu tăng vọt lên 11 tỷ, lỗ sau thuế vẫn lên tới 9,7 tỷ đồng do chi phí bán hàng vượt 13 tỷ đồng, chủ yếu do mở thêm 5 cửa hàng tại TP.HCM, Cần Thơ và Bà Rịa - Vũng Tàu.

🔸Cuối năm 2023, Clever World ghi nhận tổng tài sản gần 23 tỷ, trong đó tiền mặt và hàng tồn kho chiếm phần lớn. Tuy nhiên, công ty vẫn lỗ lũy kế hơn 10,6 tỷ đồng chỉ sau hơn một năm hoạt động.

Tiếp tục mở rộng giữa áp lực vận hành

📌Bất chấp kết quả kinh doanh chưa tích cực, Clever World vẫn tiếp tục mở rộng. Năm 2024, doanh nghiệp khai trương thêm 3 cửa hàng CleverBox và ra mắt thương hiệu đồ chơi mới Peektoy, hiện đã có 4 điểm bán.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ông Cô Gia Thọ từng cho biết Clever World chỉ nhằm mục tiêu tăng độ phủ thương hiệu. Tuy nhiên, với việc Tân Lực Miền Nam tiếp tục tăng vốn từ 200 tỷ lên 350 tỷ vào tháng 6/2025, có thể thấy Thiên Long đang kỳ vọng lớn hơn vào mảng bán lẻ.

Không dừng lại ở đó, mới đây, Thiên Long đã mua lại 76,8% cổ phần CTCP Văn hóa Phương Nam (PNC) đơn vị sở hữu hệ thống gần 50 nhà sách, phần lớn tại TP.HCM và miền Nam. Thương vụ này giúp Thiên Long nhanh chóng mở rộng quy mô bán lẻ.

Thách thức từ thuế quan và hàng giá rẻ Trung Quốc

Dù mở rộng hệ sinh thái bán lẻ, Thiên Long vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Tại ĐHĐCĐ 2025, Chủ tịch Cô Gia Thọ cho biết thị trường Mỹ chiếm 9% doanh thu nhưng đóng góp đến 16% lợi nhuận. Tuy nhiên, thuế quan mới từ Mỹ khiến ban lãnh đạo tỏ ra thận trọng vì có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.

📌Một áp lực khác đến từ hàng hóa Trung Quốc vốn có lợi thế về giá và mẫu mã đang tìm đường sang các thị trường thay thế Mỹ. Trong bối cảnh đó, Thiên Long với vị thế "vua văn phòng phẩm" tại Việt Nam vẫn kỳ vọng vào khả năng cạnh tranh nội địa, dù những khoản lỗ kéo dài từ Clever World có thể trở thành gánh nặng trong bài toán mở rộng bán lẻ.