1. Quy mô thị trường: Việt Nam có tổng số 323.010 cửa hàng F&B, tăng nhẹ 1,8% so với năm 2023, cho thấy thị trường vẫn phục hồi nhưng tăng trưởng chậm lại.

2. Tổng doanh thu: Ngành F&B đạt khoảng 688,8 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 16,6% so với năm trước. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai giai đoạn trong năm:

3. Thời điểm phân bổ: 6 tháng đầu năm: doanh thu cao nhờ Tết Nguyên Đán muộn, đạt khoảng 403,9 nghìn tỷ đồng. 6 tháng cuối năm: gặp khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ bão Yagi, sức mua giảm, nhưng cuối năm bắt đầu phục hồi nhờ mùa lễ hội.

4. Thách thức nổi bật: 30.000 cửa hàng đóng cửa trong nửa đầu năm 2024 do áp lực chi phí vận hành cao, giá nguyên vật liệu tăng mạnh, sức mua sụt giảm. Các doanh nghiệp F&B nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn hơn so với các chuỗi lớn do khả năng thích nghi thấp.

5. Phân Bố Thị Trường F&B: Theo khu vực: Miền Nam: dẫn đầu với 44,32% số cửa hàng, nổi bật nhất là TP.HCM (chiếm 27,1% số cửa hàng cả nước). Miền Bắc: chiếm 39,16%, tập trung chủ yếu tại Hà Nội (25,5%). Miền Trung: 16,52%, Đà Nẵng đứng đầu khu vực này với 5,5% tổng cửa hàng.

fb-viet-nam-2025-1742626802.jpg
 

6. Theo loại hình kinh doanh: Nhà hàng dịch vụ đầy đủ (Full-service restaurants): chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất (68,7%). Cửa hàng đồ uống: tăng trưởng tích cực, chiếm 18,4% thị phần doanh thu. Nhà hàng dịch vụ nhanh và ẩm thực đường phố: sụt giảm nhẹ còn 12,9% (so với 16,52% năm 2023).

7. Xu Hướng Mô Hình Kinh Doanh F&B: Sự phát triển của mô hình chuỗi. Chuỗi F&B phát triển mạnh mẽ, doanh thu tăng đến 48,3 nghìn tỷ đồng (tăng 21,5% so với 2023). Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chuộng các thương hiệu lớn, có uy tín, dịch vụ ổn định.

8. Doanh số chuỗi & cửa hàng đơn lẻ: Chuỗi F&B chiếm 7,3% tổng doanh thu toàn ngành, tăng từ mức 5,2% năm trước, thể hiện sự chuyên nghiệp hóa và sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng. Cửa hàng độc lập: Dù vẫn chiếm đa số (92,7% doanh thu), nhưng tăng trưởng đang chậm lại.

9. Áp lực ngành F&B: Áp lực chi phí vận hành và cạnh tranh cao từ các thương hiệu lớn khiến cửa hàng độc lập gặp nhiều khó khăn, buộc phải thay đổi cách vận hành hoặc đóng cửa.

10. Thị Trường Đồ Uống: Năm 2024 ghi nhận doanh thu đồ uống cao nhất từ trước tới nay: 118 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Nguyên nhân chính đến từ sự phục hồi của lối sống xã hội sau Covid-19, nhu cầu về không gian làm việc, gặp gỡ, và các cuộc họp tăng lên, thúc đẩy doanh thu các quán cafe, trà sữa và bar.

11. Phân khúc đồ uống theo giá: Bình dân: giá dưới 29.000 VND (Milano, Guta, Passio). Trung cấp: 30.000 – 70.000 VND (Phúc Long, Highlands, The Coffee House, Katinat). Cao cấp: từ 71.000 VND trở lên (Starbucks, %Arabica, Okkio Caffe, Rang Rang Coffee).

12. Thị Trường Ứng Dụng Giao Đồ Ăn Trực Tuyến (#FoodApps):

GrabFood dẫn đầu với thị phần doanh thu 50,6%, tiếp đến là ShopeeFood (41,7%).

13. Sự khác biệt của Grabfood và #Shopeefood: GrabFood chiếm ưu thế rõ rệt nhờ tập trung vào chất lượng dịch vụ và giá trị đơn hàng lớn. ShopeeFood có lợi thế về giá rẻ, chủ yếu cạnh tranh bằng cách tối ưu hóa phí vận chuyển và chiến lược ghép đơn.

14. Sự Kiện Nổi Bật Trong Ngành F&B 2024 bao gồm 1. Golden Gate mở nhà máy thực phẩm chế biến sẵn thứ hai. 2. KFC Việt Nam triển khai bán hàng livestream qua TikTok Shop. 3. Starbucks đóng cửa hàng cao cấp duy nhất tại TP.HCM, phản ánh xu hướng trả mặt bằng vị trí đắc địa do chi phí tăng cao. 4. Michelin Guide Vietnam 2024 mở rộng thêm 7 nhà hàng đạt sao Michelin, nâng tầm thị trường nhà hàng cao cấp tại Việt Nam. 5. Giá cà phê lập đỉnh mới, vượt mức 130.000 đồng/kg do nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu xuất khẩu cao.

15. Dự Báo Xu Hướng phục hồi: Dù đã qua giai đoạn khó khăn nhất, thị trường F&B dự kiến sẽ phục hồi chậm nhưng ổn định vào năm 2025. Các cửa hàng độc lập cần tăng tốc chuyển đổi số, hợp tác nền tảng giao hàng để thích nghi và tồn tại.

16. Dự Báo Xu Hướng chuỗi: Xu hướng chuỗi F&B tiếp tục mạnh mẽ, các thương hiệu nhượng quyền mở rộng nhanh do nhà đầu tư ưa chuộng mô hình ít rủi ro.

17. Dự Báo Xu Hướng #FoodApp: Kênh Food-app sẽ tiếp tục tăng trưởng và đóng vai trò quan trọng, với sự cạnh tranh chủ yếu giữa GrabFood và ShopeeFood.

18. Dự Báo Xu Hướng Du lịch phục hồi: Ngành du lịch phục hồi mạnh sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng F&B tại các điểm du lịch tiếp tục tăng trưởng.

Nhìn tổng quan thị trường F&B qua báo cáo của iPOS - Giải pháp quản lý nhà hàng/ café thì có một số điểm lưu ý chính

-Thị trường F&B Việt Nam năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng, bắt đầu bước vào giai đoạn điều chỉnh và phục hồi thận trọng.

-Mô hình kinh doanh chuỗi và ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến là hai động lực chính của thị trường trong thời gian tới.

-Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa chi phí và chuyển đổi số mạnh mẽ.

Cảm ơn iPOS đã kiên trì và bền bỉ ra báo cáo hàng năm để những người làm F&B có số liệu để có thể Data Talks một cách chuyên nghiệp... Chúc #iPOS keep moving foward và thực hiện sứ mệnh Make F&B business better