Ông Lê Thanh Thản sinh năm 1949, quê ở Diễn Châu, Nghệ An, tốt nghiệp cấp 3 năm 1974, ông thôi học và lên đường tham chiến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong những năm cuối.

tap-doan-muong-thanh-cua-dai-gia-le-thanh-than-vua-bi-truy-to-kinh-doanh-ra-sao-1682342761.jpeg

Sau chiến tranh, ông được điều về Lai Châu, làm Phó văn phòng Huyện ủy. Với cương vị này, ông thường xuyên quản lý, tập hợp lao động cho các công trình xây dựng tại địa phương trong thời gian này.

Đầu những năm 1990, ông Lê Thanh Thản đứng ra thành lập Xí nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu, sau này trở thành Doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu, đến nay đổi thành Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên.

Năm 1993, tại Điện Biên ông Thản cho xây dựng khách sạn Điện Biên Phủ. Công trình này được hoàn thành sau đó một năm, đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng Điện Biên. Năm 1997, tỉnh Lai Châu đề nghị ông Thản đổi khách sạn ở Điện Biên Phủ lấy một mảnh đất có giá trị khác.

Thỏa thuận này được ông Thản chấp nhận và khách sạn Mường Thanh ra đời trên mảnh đất đổi từ khách sạn Điện Biên Phủ này. Đây là điểm khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của thương hiệu Mường Thanh sau này.

Sau một thời gian làm việc và tích cóp ở Lai Châu, khi đã có vốn trong tay, ông Thản bắt đầu tìm đường lên vốn thông qua bất động sản. Với chiến lược “mua rẻ bán rẻ”, đất nền bán đảo Linh Đàm thu hút sự quan tâm của “đại gia điếu cày”.

Vào những năm 1990, nơi đây chỉ là một vùng đất ngập nước chưa phát triển, cách xa trung tâm Hà Nội nhưng đúng với chiến lược kinh doanh của ông Thản là mua đất ở vùng sâu, vùng xa rồi bán lại với giá cao khi phát triển đô thị.

Ông gom góp tiền để mua một mảnh đất như vậy ở Hà Nội. Những mảnh đất ông mua lúc đó có giá chỉ vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng. Những năm tiếp theo, hàng loạt dự án xây dựng được thực hiện như chung cư tại Xa La, Đại Thanh, Kim Văn Kim Lũ, Linh Đàm…

Để có giá cạnh tranh, ông Thản làm càng nhanh càng tốt, tăng mật độ xây dựng, không vay vốn, không marketing… Tính ra, mỗi căn hộ được ông Thản bán với giá trên dưới 15 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 600 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/căn hộ.

Triết lý kinh doanh này giúp ông Thản bán nhà nhanh nhất, thu hồi vốn và lãi “tiền tươi thóc thật”. Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít chỉ trích cho ông Thản và hiện ông đang vướng vào vòng lao lý.

Khác với bất động sản, phân khúc khách sạn, resort của ông Thản được xây dựng theo tiêu chuẩn 3-5 sao. Mức giá chuỗi khách sạn thấp nhất là từ $40 - $2.000/đêm.

tap-doan-muong-thanh-cua-dai-gia-le-thanh-than-vua-bi-truy-to-kinh-doanh-ra-sao-2-1682342761.jpeg
tap-doan-muong-thanh-cua-dai-gia-le-thanh-than-vua-bi-truy-to-kinh-doanh-ra-sao-1-1682342761.jpeg
tap-doan-muong-thanh-cua-dai-gia-le-thanh-than-vua-bi-truy-to-kinh-doanh-ra-sao-3-1682342761.jpeg

Tập đoàn đã cung cấp gần 11.000 phòng lưu trú hàng tuần, chiếm 10% tổng số phòng lưu trú của cả nước, tạo điều kiện việc làm cho hơn 8.000 lao động và hàng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

Trước khi bị khởi tố vào năm 2019, quyền điều hành công ty đã được ông Thản quyết định chuyển giao cho người thân. Hệ thống khách sạn Mường Thanh được ông Thản dần được chuyển giao cho con gái lớn của ông là Lê Thị Hoàng Yến.

Hiện ông Lê Thanh Thản và Lê Thị Hoàng Yến là thành viên HĐQT của Công ty cổ phần Du lịch dầu khí Phương Đông (PDC).

tap-doan-muong-thanh-cua-dai-gia-le-thanh-than-vua-bi-truy-to-kinh-doanh-ra-sao-5-1682342735.jpeg

Ngày 24/12/2022, Tập đoàn Mường Thanh khai trương Khách sạn Mường Thanh Luxury Cao Bằng. Đây là thành viên thứ 60 chào đời gắn với kỷ niệm 30 năm thành lập tập đoàn.

Năm 2015, ông Lê Thanh Thản tiếp quản PDC - CTCP Du lịch Dầu khí Phương Đông từ Ocean Group, đổi tên thành Khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Theo báo cáo tài chính quý IV/2022 của khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông, doanh thu tăng 115% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 7 tỷ  đồng. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế tăng từ lỗ 2,4 tỷ đồng quý IV/2021 lên lãi 3,6 tỷ đồng quý IV/2022.

Trong kỳ, khách sạn ghi nhận khoản lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 6,7 tỷ đồng, so với mức lỗ hơn 1 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Chi phí bán hàng tăng 55,6%; chi phí quản lý tăng 55,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh thương mại đạt 4,4 tỷ đồng. Lợi nhuận trước và sau thuế đạt 4,5 tỷ đồng (không phát sinh nộp thuế).

Cả năm 2022, doanh thu thuần tăng 134% so với năm 2021, đạt 49,5 tỷ đồng; lãi sau thuế 7,7 tỷ đồng so với khoản lỗ 14,8 tỷ đồng trong năm 2021.

Dù có lãi trong năm 2022 nhưng tính đến cuối năm 2022, khách sạn vẫn chịu lỗ lũy kế 38,5 tỷ đồng.