CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Tập đoàn Hà Đô (HDG) được thành lập vào năm 1990, khi đó Tập đoàn có tên là Xí nghiệp xây dựng trực thuộc Viện kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc Phòng. Đến năm 1992, công ty đã đổi tên thành Công ty xây dựng Hà Đô. Tới nay, Hà Đô đã trở thành Tập đoàn đầu tư, xây dựng, tư vấn và kinh doanh hùng mạnh. 

tap-doan-ha-do-cua-chu-tich-nguyen-trong-thong-voi-33-nam-phat-trien-da-lon-manh-ra-sao-trong-linh-vuc-bat-dong-san-nang-luong-tai-tao-2-1682260952.png

Hiện tại, Hà Đô đang có 16 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau 33 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Hà Đô đã thực hiện nhiều dự án như HaDo Charm Villas, HaDo Park View, HaDo Parkside (Hà Nội), HaDo Centrosa Garden, HaDo Garden Villas, khách sạn Ibis Saigon Airport (Tp. HCM)… Kế hoạch năm 2023, tập đoàn này sẽ sẽ đẩy mạnh thủ tục pháp lý cho các dự án như: Linh Trung (TP HCM), Hado Green Lane (TP HCM), 62 Phan Đình Giót (Hà Nội), 30 Tạ Quang Bửu (Hà Nội)… Đồng thời, Tập đoàn sẽ tập trung hoàn thiện thủ tục cho các dự án Khu đô thị đã được giao nghiên cứu triển khai tại Yên Bái, Thái Bình và Bình Phước.

Về tình hình kinh doanh, năm vừa qua, Hà Đô đã đạt 3.682 tỷ đồng doanh thu và 1.361 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, trong đó doanh thu từ lĩnh vực Bất động sản chiếm 31,05% tổng doanh thu, tương ứng đạt 1.112 tỷ đồng.

KẾ HOẠCH NĂM 2023

Theo thông tin từ Tập đoàn Hà Đô, giai đoạn 2022-2023 kế hoạch doanh thu mảng BĐS sẽ đến chủ yếu từ việc bàn giao 102/122 căn từ dự án Charm Villas. Còn theo VNDIRECT, vì các dự án biệt thự có giá trị cao hầu như đã được bàn giao trong năm 2021-2022, nên doanh thu trung bình căn của năm 2023 thấp hơn.

Dự án Charm Villas có biên lợi nhuận gộp cao hơn 17,9% so với dự án Hado Centrosa (đã được bàn giao hết từ nửa đầu năm 2021) nên biên lợi nhuận gộp mảng BĐS năm 2022-2023 được kỳ vọng sẽ tăng 8,4% so với năm 2021.Lý do biên lợi nhuận gộp của Charm Villas cao hơn là vì dự án đã được phát triển từ năm 2018, nên giá bán trung bình tăng và chi phí quyền sử dụng đất thấp. Việc phát triển từ năm 2008 cũng giúp chi phí xây dựng được bù đắp nhiều hơn so với các dự án trong năm 2021-2023.

Kế hoạch vào nửa cuối năm 2023, doanh nghiệp này dự định mở bán dự án Green Lane (quận 8) và dự án Hado Minh Long (TP. Thủ Đức), bên cạnh đó là dự án Dịch Vọng Complex (Cầu Giấy, Hà Nội), Noong Tha Central Park (Lào) và dự án Alila Bảo Đại Resort của mảng cho thuê văn phòng, khách sạn… Tập đoàn nhận định đây sẽ là động lực tăng giá cho cổ phiếu HDG nếu các dự án này hoàn thành thủ tục pháp lý và được đưa vào phát triển.

tap-doan-ha-do-cua-chu-tich-nguyen-trong-thong-voi-33-nam-phat-trien-da-lon-manh-ra-sao-trong-linh-vuc-bat-dong-san-nang-luong-tai-tao-1-1682261091.jpeg
Một dự án của Tập đoàn Hà Đô

Ban lãnh đạo Hà Đô cũng từng công khai kế hoạch nghiên cứu đầu tư các dự án tại Hà Nội (huyện Thanh Oai), TP.HCM (huyện Bình Chánh) và tỉnh Ninh Thuận. Với kỳ vọng những dự án này sẽ nâng tổng quỹ đất của Hà Đô lên 450 ha trong 5 năm tới. Trước đó, tập đoàn này cũng thông báo đang đàm phán để mua lại quỹ đất rộng 125 ha tại khu vực phía Tây Hà Nội. Chi phí mà Hà Đô dự kiến cho dự án là khoảng 1000 tỷ đồng.
Tập đoàn Hà Đô còn thuộc top 4 công ty năng lượng tái tạo niêm yết có công suất lớn nhất tại thời điểm cuối năm 2022. Với đà tăng trưởng ổn định của nhu cầu điện của Việt Nam, HDG đang hưởng lợi kéo dài trong vài năm tới.

Với kế hoạch dài hạn trong mốc 2023-2025, Hà Đô muốn nâng tổng công suất phát điện của công ty lên 922 MW, nên Tập đoàn này đã đặt mục tiêu sẽ phát triển thêm 478 MW điện năng lượng tái tạo. Hà Đô đã bắt đầu đầu tư vào thủy điện từ năm 2006, đến năm 2009 thì vận hành nhà máy thủy điện Za Hưng 300 MW và 2013 vận hành nhà máy thủy điện Nậm Pông 30MW. Tập đoàn này tự nhận định rằng các nhà máy điện của Hà Đô thường xuyên đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các công ty khác trong ngành, với chi phí đầu tư thấp.

Dự báo nhuận ròng giai đoạn 2023-2024 của công ty về mảng năng lượng tái tạo này sẽ giảm dần từ mức cao của năm 2022 còn doanh thu sẽ tăng 56,5% so với cùng kỳ trong năm 2022.

BAN LÃNH ĐẠO HÀ ĐÔ

tap-doan-ha-do-cua-chu-tich-nguyen-trong-thong-voi-33-nam-phat-trien-da-lon-manh-ra-sao-trong-linh-vuc-bat-dong-san-nang-luong-tai-tao-1682261069.jpeg
Ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hà Đô

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hà Đô là ông Nguyễn Trọng Thông. Được biết, ông trở thành Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trưởng Ban doanh trại – Viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc Phòng vào năm 1979. Ông quê ở Hà Tĩnh. Ông Thông đã  thành lập Công ty Hà Đô và đã chèo lái công ty này cho đến bây giờ. 

tap-doan-ha-do-cua-chu-tich-nguyen-trong-thong-voi-33-nam-phat-trien-da-lon-manh-ra-sao-trong-linh-vuc-bat-dong-san-nang-luong-tai-tao-1-1682260952.png
Các thành viên ban lãnh đạo khác của Tập đoàn Hà Đô
tap-doan-ha-do-cua-chu-tich-nguyen-trong-thong-voi-33-nam-phat-trien-da-lon-manh-ra-sao-trong-linh-vuc-bat-dong-san-nang-luong-tai-tao-3-1682261132.jpeg
Tập đoàn Hà Đô lọt Top 10 chủ đầu tư bất động sản uy tín 2023