Rất khó để xác định chính xác thời điểm nhà Hán bắt đầu suy vong và sụp đổ là lúc nào. Triều Hán bắt đầu từ năm 206 TCN với một gián đoạn ngắn vào năm 9 khi bị nhiếp chính Vương Mãng lật đổ, lập nên nhà Tần. Do vậy, các sử gia thường gọi giai đoạn từ năm 206 TCN đến năm 9 là của nhà Tây Hán, và từ năm 25, khi Hán Thất khởi nghĩa lập lại nhà Hán, đến năm 220 khi Tam Quốc được thành lập, là giai đoạn của nhà Đông Hán.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 144, khi Hoàng đế thứ 8 của nhà Đông Hán, Hán Thuận Đế Lưu Bảo bất ngờ băng hà, ngôi vị truyền cho người con trai chưa đầy 1 tuổi là Lưu Bỉnh. Hơn nữa, Lưu Bỉnh chỉ là con riêng của Lưu Bảo với một phi tần, chứ không phải của Hoàng hậu Lương Nạp, nay đã trở thành Hoàng Thái hậu và nhiếp chính cho triều đình. Trợ giúp bà là anh trai Lương Ký, một tướng quân trong triều. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau Hán Xung Đế Lưu Bỉnh cũng băng hà vào năm 145.
Cái chết của Lưu Bỉnh để lại một khoản trống trên ngai vàng, khi ông là người cuối cùng thuộc dòng dõi hoàng tộc chính thống. Khi các đại thần trong triều đang tìm xem ai sẽ là người kế vị, họ được Lương Hoàng thái hậu, người đã chuẩn bị kỹ càng phòng khi Lưu Bỉnh không thể sống sót qua mùa đông khắc nghiệt, gợi ý đến Lưu Toản. Lưu Toản được chọn bởi vì 1) cha ông là Bột Hải Hiếu vương Lưu Hồng, người gần với dòng dõi chính thống nhất và 2) Lưu Toản lúc đó chỉ mới 8 tuổi nên Hoàng thái hậu nghĩ Hoàng đế mới sẽ dễ bề kiểm soát, trong khi bà và Lương Ký sẽ tiếp tục cai trị nhân danh nhiếp chính.
Tuy nhiên, khi Hán Chất Đế Lưu Toản đăng cơ, thì mọi chuyện không được như ý. Lưu Toản còn nhỏ nhưng rất thông minh, nhanh chóng hiểu chính sự và biết được sự chuyên quyền của Lương Ký, ông đã chửi thẳng mặt Lương Ký trước mặt quần thần là “một ông tướng ngang ngược.” Việc này khiến Lương Ký tức giận, ông nhanh chóng mua chuộc một hoạn quan để đầu độc vào sữa của Hoàng đế, kết quả là Chất Đế băng hà vào năm 146. Nhưng do chất độc mất khá lâu để gây tác dụng. Lưu Toản đã có thời gian gọi một đại thần mà ông tin tưởng là Lý Cố và nói rằng ông nghi ngờ Lương Ký đứng đằng sau việc này. Nhưng do không có bằng chứng xác thực, Lý Cố cũng không thể đứng ra chống Lương Ký được và các đại thần phải tiếp tục tìm Hoàng đế mới.
Tuy anh trai Lương Ký lộng hành, nhưng Hoàng Thái hậu Lương Nạp lại không hay biết do cả năm bận tổ chức lễ cưới cho em gái là Lương Nữ Oánh và Ngô Lễ hầu Lưu Chí. Lưu Chí thật chất là cũng một người thuộc dòng dõi hoàng tộc, nhưng phụ thân ông do chọc giận tiên Đế nên bị giáng tước từ vương xuống hầu. Và theo lệ thì lễ cưới phải được tổ chức tại nhà chồng, nhưng do Lưu Chí cưới em gái của 2 nhiếp chính quyền lực nhất Trung Hoa, nên ông phải đi từ Ngô Lễ đến kinh thành Lạc Dương để dự lễ cưới. Điều mà ông chắc chắn không ngờ được, là ông sắp trở thành Hoàng đế thứ 3 trong vòng 4 năm liên tục. Do Thái hậu Lương Nạp cho rằng nếu đưa Lưu Chí lên làm Hoàng đế, thì em gái mình sẽ trở thành Hoàng hậu, giúp củng cố quyền lực cho Lương gia trong nhiều đời nữa. Và thêm một điều nữa là Lưu Chí lúc đó đã 15 tuổi, nghĩa là ông đã đủ thông minh để biết rằng không nên chửi nhiếp chính Lương Ký trước mặt bá quan văn võ như Chất Đế 8 tuổi đã làm.
Nhưng khi Lưu Chí đến kinh thành Lạc Dương thì lại bị một số đại thần như Lý Cố phản đối, nghi ngờ ông có dính líu tới cái chết của Chất Đế Lưu Toản. Họ đòi đưa cháu 4 đời của Chương Đế là Hạc Khánh vương Lưu Toán lên ngôi. Do Lưu Toán không chỉ lớn hơn, nên có thể dễ dàng quản lý đất nước hơn, mà còn gần với dòng dõi hoàng tộc hơn Lưu Chí. Sau khi cả hai phe tranh luận cả một ngày trời về việc ai sẽ nối ngôi, vẫn không có quyết định nào được đưa ra nên mọi người quyết định bãi triều và để cuộc tranh luận ngày hôm sau quyết định.
Tối hôm đó, khi Lương Ký đang suy nghĩ cách để chiến thắng vào ngày mai, ông được người bạn cũ của mình là Tào Đằng, tổ phụ nuôi của Tào Tháo, và là một hoạn quan đầy quyền lực. Lương Ký ngay lập tức hiểu rõ là chuyến thăm của Tào Đằng là đại diện cho sự ủng hộ của phe hoạn quan, do đó ông hỏi Tào Đằng rằng ông sẽ ủng hộ ai trong số 2 người. Tào Đằng chỉ đơn giản trả lời rằng Hạc Khánh vương Lưu Toán là một vị quân vương trong sạch, không tham nhũng, người sẽ rất khó kiểm soát nếu trở thành Hoàng đế. Thật tế là lúc Lưu Toán được triệu đến kinh thành Lạc Dương, Tào Đằng cũng đã bỏ công đến thăm Lưu Toán tương tự như lúc ông đến thăm Lương Ký, để tỏ lòng ủng hộ của phe hoạn quan, vì ông sau này cũng có thể trở thành Hoàng Đế. Nhưng Lưu Toán không những không tham nhũng, mà còn có phần hơi tự cao, coi hoạn quan chỉ là những tên người hầu cho mình, nên không để ý đến Tào Đằng, mà không nhận ra rằng hiện tại hoạn quan đã quyền lực như thế nào. Kết quả của cuộc gặp đó là Tào Đằng quyết định chuyển sang ủng hộ cho Lương Ký lập Lưu Chí lên ngôi.
Ngày hôm sau, Lương Ký biết rằng ông đã có được sự ủng hộ của phe hoạn quan, nên không tranh luận với Lý Cố nữa mà đưa quân đội vào và tuyên bố lập Lưu Chí làm Hoàng đế. Đại thần Lý Cố không cam tâm, nên viết thư cho văn võ bá quan đòi lập Lưu Toán lên ngôi. Nhưng việc này chỉ làm Lương Ký tức giận hơn và dùng danh nghĩa Hoàng thái hậu của em mình đuổi Lý Cố về quê. Trong vòng 1 năm sau đó, bất cứ ai ủng hộ cho Lưu Toán đều Lương Ký bị xử trảm, khiến cho Lưu Toán hối hận tự sát.
Vậy là năm 146, Hán Hoàn Đế Lưu Chí lên ngôi, trở thành Hoàng đế thứ 11 của triều Đông Hán. Chỉ một lễ cưới đơn thuần ở kinh thành nay đã trở thành một đại lễ đăng cơ. Tuy nhanh chóng lên làm Đế là vậy, ông biết rõ thực quyền hiện đã rơi vào tay Lương gia, khi Lương Ký tự phong mình làm Đại tướng quân và tuyên bố mình có quyền chỉ định các chức quan trong triều. Ông nhanh chóng thay thế những đưa những người trong gia tộc và những người trung thành với mình lên làm oan. Trong vòng 13 năm tới, Lưu Chí không có thực quyền gì và phải trở bù nhìn cho Lương gia. Với Đại tướng quân Lương Ký kiểm soát đất nước, Hoàng thái hậu Lương Nạp kiểm soát cung điện, và Hoàng hậu Lương Nữ Oánh kiểm soát cả nhà mình.
Tuy nhiên Lưu Chí sẽ không ngồi yên nhìn quyền lực của mình bị tước đoạt như vậy. Đón chờ phần 2 để xem về cuộc chiến giữa Hán Hoàn Đế và Lương gia nhé.

Minh Hoang Phuc dịch từ Serious Trivia