'Việc uống Starbucks ở Việt Nam cũng giống như việc bạn dùng Pizza Hut ở Ý vậy'. Đó là một lời bình luận trong một video chi tiết bằng tiếng anh của CNBC giải thích tại sao Starbucks thất bại ở Việt Nam.
Theo thống kê vào năm 2018, cứ 1.673.109 người ở Việt Nam thì mới có 1 của hàng Starbuck, con số đó ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và Philippines lần lượt là:
Hàn Quốc - 1/51.813
Nhật Bản - 1/102.564
Malaysia – 1/104.982
Thái Lan – 1/175.040
Philippines – 1/348.432
Trong khi Starbucks đánh vào thị trường từ những năm 2013, vì sao khoảng thời gian dài đằng đẳng từ đó cho đến nay, mà một ông lớn cà phê trên thế giới lại không thế đạt được sự thống trị ở thị trường Việt Nam như cái cách mà họ đã làm được ở những thị trường lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay thậm chí là thị trường tỷ dân Trung Quốc?

Các chuỗi cửa hàng Highlands, the coffee house, trung nguyên hay Cộng coffee...và hàng tá cửa hàng cà phê nội khác, hơn ai hết là người hiểu rõ lối sống gắn liền với cà phê của người Việt. Họ vừa bán cà phê, vừa bán không gian để làm việc, để gặp gỡ, để tán gẫu với nhau. Không phải tự nhiên mà du khách đến Việt Nam cảm thấy bất ngờ khi bước vào không gian của các shop cà phê, họ hiểu tại sao Starbuck lại bị đánh bại ở thị trường này.
Tuy là vậy, nhưng những cửa hàng starbucks ở Việt Nam cũng khác xa so với các cửa hàng của hãng này ở các quốc gia khác. Ở Việt Nam, họ phải điều chỉnh hương vị của cà phê trở nên mạnh hơn, đậm đà hơn, menu được điều chỉnh đa dạng hơn, dịch vụ của họ cũng phải thay đổi tốt hơn, không gian uống cà phê cũng phải được trang trí lung linh hơn. So tất cả, cửa hàng starbucks ở Việt nam dù không thể thành công như ở những nơi khác, nhưng cũng phải công nhận rằng, những cửa hàng này ở đây đã làm tốt hàng đầu thế giới để mà có thể cạnh tranh được với các đối thủ ở thị trường khó tính này.
Sống ở Việt Nam, chúng ta vẫn thường nghe rằng Phở Việt, bánh mỳ Việt nổi tiếng trên thế giới, nhưng ít người nhận ra rằng, chính thứ cà phê họ uống mỗi ngày cũng là một “thương hiệu quốc gia” của Việt Nam. Càng ngày, có càng nhiều người trên thế giới biết đến và say mê với hương vị của những loại cà phê Việt Nam.
Theo thống kê, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt đỉnh 3,01 tỷ USD vào năm 2018, trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Ở Hàn Quốc, lần đầu tiên họ biết đến mùi vị của cà phê dừa, cà phê cacao hay kem cà phê là như thế nào khi mà Cộng cà phê mở cửa hàng đầu tiên ở thủ đô Seoul và sau đó là hoàng loạt cây bán kem dừa cà phê tự động trong các cửa hàng tiện lợi xuất hiện ở thành phố này, nhiều người xếp hàng dài chỉ để có thể thưởng thức hương vị cà phê đến từ Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở đó, Các loại cà phê gói, cà phê pha sẵn cũng ngày càng phổ biến và ưa chuộng trên các kệ hàng ở khắp nơi trên thế giới. Văn Hóa uống cà phê của Việt Nam cũng bắt đầu được biết đến và hào hứng áp dụng như cà phê pha phin hay cà phê bệt đường phố. Có thể nói cà phê cũng là một niềm tự hào của nước ta.
Thật vậy, uống cà phê ở Việt Nam không đơn thuần là thưởng thức một loại thức uống mà nó như là một phong cách sống của người Việt, thứ có thể gọi là “văn hóa cà phê” . Thứ văn hóa ấy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam giống như “trà đạo” đã đi vào đời sống tinh thần của người phương đông vậy.
Bạn có bao giờ nghe câu “bữa nào cà phê không ?”, chính nó - cà phê là câu cửa miệng của người Việt. Mỗi khi người ta muốn hẹn nhau, rủ rê nhau đi chơi, đi thắt chặt lại tình cảm bạn bè, tình anh em, “đồng chí” hay mỗi lần muốn hâm nóng những mối quan hệ “đã lâu không gặp”.. .
Người Việt uống cà phê không chỉ để thưởng thức hương vị đậm đà của thứ cà phê robusta cao nguyên giàu caffein, mà còn là để tận hưởng hương vị của cuộc sống, tận hưởng thứ lối sống gắn liền với đường phố. Hi vọng, một ngày nào đó, khi một người nước ngoài nhớ về Việt Nam, họ sẽ nhắc đến cà phê như là cái cách mà người ta nhớ về Itali khi họ nhắc đến pizza hay pasta vậy.
Tác giả: Anh Phan