Chỉ 5 ngày sau khi nội chiến kết thúc, tổng thống Abraham Lincoln là nạn nhân cuối cùng trong số 600 ngàn nạn nhân của cuộc xung đột đẫm máu trên đất Mỹ. Đất nước bị chia cắt, và thế giới coi Mỹ là sự thất bại của nền dân chủ.

Nhưng hầu hết mọi người không nhận ra, một thời kỳ mới đang hé rạng. Đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển. Ở đó, tồn tại những con người xuất chúng với cái nhìn sâu sắc, đổi mới và chưa từng thấy mà cả trong 5 thập kỷ tiếp theo, một nhóm nhỏ sẽ thay đổi cả lịch sử của toàn nhân loại!

New York năm 1865

Trong thời gian đầu của quốc gia non trẻ này, người có khả năng lãnh đạo nước Mỹ không phải là một chính trị gia. Ông là một người làm giàu từ 2 bàn tay trắng, bằng nghị lực của mình, đã biến những đầu cầu của New York thành cả một đế chế.

Năm 16 tuổi, Cornelius Vanderbilt mua một chiếc thuyền nhỏ từ 100 đô đi vay và nhanh chóng được biết đến như một doanh nhân cắt cổ, dùng mọi cách để tiến lên phía trước. Cái thuyền nhỏ của ông nhanh chóng trở thành một đội tàu vận chuyển hàng hóa và hành khách.

40 năm tiếp theo, đội tàu này nhanh chóng trở thành đế chế vận tải lớn nhất thế giới. Trên đỉnh cao quyền lực, trong cuộc Nội chiến, ông đã làm một điều không tưởng. Ông nhận ra đường sắt sẽ nhanh chóng thay đổi hoàn toàn nước Mỹ. Vanderbilt nhìn thấy tương lai của mình, ông bán hết toàn bộ tàu bè và đầu tư mọi thứ ông ta có vào đường sắt. Một trong những điều điên rồ nhất mà người ta từng nghĩ ra.

Sau chiến tranh, Vanderbilt là người giàu nhất nước Mỹ, với gia tài hơn 68 triệu USD, tương đương 75 tỉ USD ngày nay.

Nhưng cái chết của con trai cả trong cuộc nội chiến dường như đã khiến ông suy sụp. Sau một thời gian bình phục, cũng như đã quá già, Vanderbilt bắt đầu giao việc cho con trai út. Trong một lần đàm phán, vì thiếu kinh nghiệp nên con trai ông bị xem thường, và đối thủ còn coi thường cả chính sự già yếu của ông.

"Nếu chúng muốn chiến tranh, ta sẽ cho chúng chiến tranh".

Gừng càng già càng cay

Vanderbilt sở hữu cây cầu đường sắt duy nhất để vào New York. Đó là cửa ngõ của hải cảng lớn nhất đất nước. Vanderbilt biết đó là "cây búa" mà ông cần để buộc đối thủ phải phục tùng mình. Ông ra lệnh đóng cửa cầu Albany (cây cầu nói trên). Không có cây cầu, các hãng đường sắt khác không thể vào New York. Một lần nữa, ông đã khẳng định được sự thống trị của mình.

Phong tỏa cây cầu khiến hàng triệu bảng anh (£) hàng hóa không thể đến được phần còn lại của đất nước, và đối thủ ông cũng dần dần khô máu. Trước khi cổ phiếu thành đống giấy lộn, chủ tịch công ty đường sắt đối thủ bán tất cả cổ phiếu công ty họ có. Tin tức nhanh chóng bay tới phố Wall, gây ra một đợt bán tháo lớn. Và rồi, Vanderbilt dang tay gom sạch hàng.

Vanderbilt đã mua tất cả cổ phiếu đang tràn ngập thị trường với giá hời. Trong vài ngày, Vanderbilt tiếp quản hàng chục công ty đường sắt, tạo nên công ty đường sắt lớn nhất nước Mỹ.

Công ty đường sắt New York Central trở thành trung tâm của đế chế. Đường sắt đan xen khắp nước Mỹ theo một cách mà chỉ 15 năm trước không ai tưởng tượng được, cung cấp hơn 180.000 việc làm. Việc lắp đặt các tuyến đường trở thành động cơ tăng trưởng hàng đầu của nước Mỹ. Đường sắt cho phép nền công nghiệp bùng nổ theo cái cách mà trước đây chưa từng xảy ra.

Vanderbilt đã tự biến mình thành ông vua độc tôn của ngành đường sắt. Ông hình dung ra một tượng đài tượng trưng cho quyền lực rộng lớn của mình, cho xây dựng nhà ga kết nối 3 công ty đường sắt Harlem, Hudson, và Central. Hàng ngàn công nhân lao động trong suốt 2 năm xây dựng khu đô thị mà cả nước Mỹ chưa bao giờ được chứng kiến. Grand Central trở thành tòa nhà lớn nhất trong thành phố New York và là nhà ga xe lửa lớn nhất cả nước.

Vanderbilt có thể đã ở trên đỉnh của thế giới, nhưng tham vọng mù quáng đã sớm làm ông ta bị tổn thương bởi một biến cố...

Cornelius Vanderbilt - Ông vua đường sắt một thời

Con sư tử tức giận

Chicago là thành phố phát triển nhanh nhất nước Mỹ. Tuyến đường nối nó với New York là tuyến đường nhộp nhịp và phát triển nhất thế giới, và nó không thuộc về Vanderbilt. Ông lại bắt đầu chiêu cũ, mua sạch cổ phiếu.

Đó là một nước đi "cổ điển" của Vanderbilt, mà ông là người tiên phong, được biết tới với cái tên "Thu mua cưỡng bức". Nhưng nỗ lực của ông ta bị cản trở bởi một ý tưởng thậm chí còn tài tình hơn, được xào nấu bởi 2 kẻ vô danh: Gould và Fisk. Chúng nhận ra ý đồ của Vanderbilt và liên tục in thêm hàng trăm ngàn cổ phiếu mới (thời đó chưa có bảng điện tử và cổ phiếu được in như tiền trên tờ giấy).

Ngày nay điều này là bất hợp pháp, và đó cũng là điều chưa từng có tiền lệ ở phố Wall. Nó thật sự tài tình và nếu muốn kiểm soát công ty, Vanderbilt phải mua nhiều hơn nữa. Đây chính là chiến thuật nước chảy đá mòn của đối thủ. Sau khi bị phát hiện, Gould và Fisk tiếp tục công khai sỉ nhục Vanderbilt trên báo chí, và đế chế tôn nghiêm của Vanderbilt bị lung lay.

Gould và Fisk có thể đang ở trên đỉnh của thế giới (vì thắng cả Vanderbilt), nhưng điều đó chỉ đánh thức con sư tử đang say ngủ...

Vanderbilt ngay lập tức bắt đầu tìm một con dao mới. Ông nhận ra rằng đường sắt đã bão hòa, và tương lai ngành công nghiệp không còn là xây dựng hay đường sắt mà phải là một loại hàng hóa khác. Nếu Vanderbilt có thể lũng đoạn thị trường bởi nguồn hàng mới, thứ mà có thể tiếp tục làm đầy các chuyến tàu của ông ta, ông ta sẽ có thể tiếp tục kiểm soát tất cả.

Sáng kiến không phải lúc nào cũng là phát minh lớn. Sáng kiến là những thứ kiên định. Và nếu công ty bạn không đổi mới, bạn phải làm việc mỗi ngày để tìm ra sự đổi mới.

Và đó chính là điều mà Vanderbilt đã làm... dầu mỏ.


Hết phần 1
Đón chờ: Sự thật Giấc mơ Mỹ - Nhờ công ai?   -  Phần 2: Kỷ nguyên của dầu mỏ và những ống dẫn dầu còn dùng đến tận ngày nay