Thông tin tóm tắt về startup:

- Sản phẩm: quần nguyệt san
- Giá bán: khoảng 29 USD (tương đương 700.000 đồng) và có thể tái sử dụng trong vòng 5 năm
- Doanh thu của startup: năm 2022 là 40.000 USD và năm 2023 là 17.000 USD 
- Startup kêu gọi 500.000 USD với 20% cổ phần

*** Quần nguyệt san – sản phẩm ấn tượng của startup Émer

Mang đến sản phẩm quần nguyệt san được cho là giải pháp tuyệt vời dành cho chị em trong kỳ “đèn đỏ”, Celine Ventalon - nữ CEO xinh đẹp người Pháp - Nhà sáng lập và điều hành Émer cho biết: Émer là nhãn hiệu quần nguyệt san của công ty TNHH Womany LTD do Founder người Pháp là Celine điều hành.

Quần nguyệt san là sản phẩm nội y đặc biệt có thể thấm hút kinh nguyệt mà không cần sử dụng các sản phẩm hỗ trợ truyền thống như băng vệ sinh hay tampon.

Theo chia sẻ từ Celine tại Shark Tank, sản phẩm này có thể tái sử dụng trong vòng 5 năm với thời gian dùng mỗi ngày trong chu kỳ lên đến 12 tiếng đồng hồ. Quần lót nguyệt san đã có mặt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới và được ưa chuộng tại các nước phát triển như Châu Âu, Nhật Bản, Singapore,... Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, sản phẩm này còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến rộng rãi. 

emer-quan-nguyet-san-2-1699897282.jpg
Céline Ventalon - Nhà sáng lập thương hiệu Émer

Nói thêm về các tính năng của sản phẩm, Celine cho biết tất cả các sản phẩm của Émer đều được sản xuất tại Pháp: “Về cơ bản, chúng tôi đã sử dụng công nghệ bốn lớp. Lớp đầu tiên là lớp chống ẩm, lớp thứ hai là lớp thấm hút, lớp thứ ba là lớp chống thấm nước và lớp thứ tư dành cho mục đích thời trang”. Quần nguyệt san được Émer kỳ vọng là sản phẩm tương lai của vệ sinh phụ nữ bởi khắc phục được những bất tiện của dòng các sản phẩm truyền thống khác như: dễ sử dụng, thoáng khí, kháng khuẩn, và lợi ích về mặt kinh tế.

***Các Shark nhận định gì?

Trả lời câu hỏi của Shark Louis Nguyễn về những điểm phân phối, Celine cho biết: “Chúng tôi mới bắt đầu vào năm ngoái. Chúng tôi đã bán cho bệnh viện lớn và sau đó là phòng khám y tế gia đình, CMI. Rất nhiều bác sĩ, bác sĩ phụ khoa và thậm chí cả bà đỡ đã giới thiệu sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi cũng có mặt ở siêu thị lớn”. 

Theo chia sẻ từ Celine, doanh thu của công ty năm 2022 là 40.000 USD và năm 2023 là 17.000 USD do gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Với mong muốn tìm được nguồn vốn để mua thêm cổ phiếu và phát triển ở một quốc gia khác cũng như cần thêm ngân sách cho hoạt động marketing, Celine kêu gọi 500.000 USD với 20% cổ phần. Nếu huy động được vốn, Founder Émer kỳ vọng doanh thu năm sau sẽ rơi vào khoảng 900.000 USD, lợi nhuận ròng là 100.000 USD và biên lợi nhuận sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025.

Shark Tuệ Lâm lại đặt câu hỏi về giá bán. Theo nữ founder, mỗi sản phẩm có giá khoảng 29 USD (tương đương 700.000 đồng). Tiếp tục bàn về tiềm năng thị trường, Shark Tuệ Lâm cho rằng: “Tôi tin 30 đô la cho 5 năm không phải là thực sự hiệu quả. Vì có một nghịch lý ở đây. Nếu tôi mua và sử dụng sản phẩm này trong 5 năm, tôi sẽ không quay lại mua chiếc khác trong 5 năm tới”. Trước nhận định này của Shark Tuệ Lâm, Celine tự tin trả lời rằng chắc chắn khách hàng sẽ quay lại vì “thiết kế của tôi thời trang đến mức bạn sẽ bị cám dỗ quay lại mua sản phẩm khác”.

startup-mang-san-pham-doc-dao-cuu-canh-cho-chi-em-trong-ky-den-do-len-shark-tank-goi-von-gia-700k-co-the-tai-su-dung-trong-vong-5-nam-1699933826.PNG

Trong khi đó, Shark Minh Beta thể hiện quan tâm về mức độ cạnh tranh ở thị trường Đông Nam Á.

“Hiện tại có thương hiệu thời trang nổi tiếng của Nhật Bản đã có mặt ở Việt Nam nhưng kiểu dáng rất đơn giản và mang phong cách của “các bà”. Với tôi thế giới càng có nhiều đối thủ cạnh tranh càng tốt” - Nữ founder người Pháp chia sẻ.

Shark Minh cũng đồng tình với quan điểm này, vị cá mập Beta Group cho rằng việc educate thị trường không thể thực hiện một mình. Ông cũng rất ấn tượng với mô hình kinh doanh này và dành lời ca ngợi cho Celine: “Điều bạn đang làm thật tuyệt vời. Tôi nghĩ bạn đang thay đổi cuộc sống của phụ nữ ở Việt Nam”. Tuy nhiên, Shark Minh Beta nhận thấy mô hình này còn khá mới và chưa nhiều doanh thu, bên cạnh đó số tiền mà Founder người Pháp đang huy động cũng cao hơn nhiều so với quy mô công ty nên ông quyết định không đầu tư.

Shark Hùng Anh cũng đồng ý kiến với Shark Minh và cho rằng Émer sẽ còn phải tốn khá nhiều tiền cho việc marketing nên ông cũng quyết định không đầu tư. Shark Tuệ Lâm không đề cao việc bán hàng để cân nhắc đầu tư và cô tập trung nhiều vào tiền kỹ thuật số nên cô cũng không tham gia vào thương vụ này. 

Rất quan tâm và bày tỏ sự ngưỡng mộ cho những tâm huyết của nữ Founder đến từ Pháp, tuy nhiên còn nhiều lý do chưa phù hợp nên Shark Louis Nguyễn cũng không đưa ra offer nào: “Đây là sản phẩm dành cho phụ nữ và cũng là sản phẩm chuyên dụng. Rất khó để giới thiệu một thương hiệu mới và giáo dục mọi người về thương hiệu mới đó. Và thậm chí còn khó khăn hơn khi thực hiện điều này. Đây được gọi là sự thay đổi tư tưởng người tiêu cùng, cách người tiêu dùng hay mọi người thường nghĩ. Tôi ngưỡng mộ những gì bạn đã làm. Tôi nghĩ nó tốt về lâu dài như bạn đã nói. Một số nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn để chờ đợi lâu như vậy. Vì vậy tôi không đầu tư vì tôi không mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm của bạn.”

Cho rằng đây là một sản phẩm rất tuyệt vời nhưng chưa thực sự ấn tượng với bức tranh tài chính Celine chia sẻ, Shark Bình bày tỏ sự lo ngại: “Với tôi, ngay từ cái nhìn đầu tiên tôi đã nghĩ wow, đây là một sản phẩm tuyệt vời. Nhưng điều khiến tôi cảnh giác là nếu sản phẩm tuyệt vời như vậy thì nó phải được thể hiện qua các con số. Doanh thu của bạn 2 năm qua không ấn tượng so với sản phẩm”. 

Thuyết phục vị cá mập NextTech bằng tiềm năng của sản phẩm, Founder Émer trình bày: “Tôi biết nhiều công ty, khi họ bắt đầu năm 2019 họ cũng giống hệt tôi, 40.000 USD năm đầu thì năm sau họ kiếm được 100.000 USD, sau đó nữa họ kiếm được 1 triệu USD và bây giờ họ kiếm được hơn 2 triệu USD. Vì vậy đôi khi bạn chỉ cần có được tầm nhìn đó. Ví dụ thương hiệu Thinx ở Mỹ. Mới đây vào năm 2021 họ đã chuyển nhượng cho Kimberly Clark với giá 26,5 triệu USD. Tất cả các dấu hiệu đã có rồi. Không phải vô cớ mà một công ty băng vệ sinh lớn lại muốn mua một công ty bán quần lót nguyệt san".

startup-mang-san-pham-doc-dao-cuu-canh-cho-chi-em-trong-ky-den-do-len-shark-tank-goi-von-gia-700k-co-the-tai-su-dung-trong-vong-5-nam-7-1699933881.PNG

Tuy nhiên, Shark Bình vẫn cho rằng việc gọi 500.000 USD cho 20% cổ phần là quá cao. Chủ tịch NextTech đưa ra đề nghị 100.000 USD đổi lấy 20% cổ phần và 400.000 USD còn lại là khoản vay với tỷ lệ thích hợp cho mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh của công ty sẽ thỏa thuận sau đó. 

Cuối cùng, Celine đồng ý với offer của Shark Bình, chốt lại thương vụ đầu tư cho Émer  - sản phẩm quần nguyệt san giúp giải quyết nỗi lo tới kỳ của phụ nữ. 

 ****Các bạn đánh giá deal này mấy điểm nào?