Những năm 2010, tôi tham gia 1 dự án với vai trò Tư vấn - Triển khai và vận hành 1 concepts Dining Cafe & Lounge có cái tên L'amien Dining Cafe, tại tầng trệt của AB Tower - 76A Lê lai, Q1, một địa điểm thuộc hàng đắc địa ở Saigon. Tại đây, may mắn tôi quen biết được một người với tên gọi : TRỊNH LAI, Ông chính là người đã mang các Concepts khác biệt với dịch vụ đỉnh cao về Saigon, Ông đã đưa concepts SKY BAR đẳng cấp đầu tiên về Việt Nam với tên gọi: Chill - Skybar & Dining, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, dự án này thành công ngoài mong đợi, không những là một địa điểm hàng đầu ở Việt Nam mà còn lọt top 10 Sky Bar thế giới.

Thời đó, có thể khẳng định đây là nơi đã làm 1 cái việc mà chưa 1 người Việt nào dám làm: Giáo dục Khách hàng một thứ " Chơi Sang"...

Cái thói ăn chơi của đa số Người Việt cho đến tận bây giờ là chỉ cần rủng rỉnh tiền kèm theo sự quen biết là có thể đàng hoàng nghểnh mặt bước vào những nơi chốn sang trọng, thì ở đây - với qui định " No Shorts - No Sandals" nó đã vả vào sĩ diện của khá nhiều dân chơi, kiểu như bạn giàu kệ bạn, nhưng nếu bạn kém sang thì chúng tôi xin phép... từ chối phục vụ vậy, ban đầu nhiều người shock lắm và phản ứng đầu tiên là gọi ngay cho chủ để can thiệp, nhưng đáp lại là 1 tiếng NO, bởi đây là qui định chuẩn mực riêng không thể phá rào. Người sang thì thích thú, trọc phú thì càm ràm, nhưng không sao cả - bởi đôi khi làm dịch vụ bạn cũng cần có những phương pháp ... lọc khách hàng không thuộc tệp khách hàng cốt lõi mà bạn đã hướng tới...

Với khát vọng mong muốn thay đổi diện mạo ngành F&B và giải trí cao cấp tại Việt Nam, những gì ông làm đã vượt qua khỏi cái Tư duy khuôn mẫu, cũ kỹ, khô cứng mà rất nhiều người Việt quen dùng, bằng cái tư duy " THINKING OUTSIDE THE BOX" và trong vòng 10 năm tiếp nối sự thành công của mô hình Chill Skybar đầu tiên là những concepts đình đám như:

- QUI - Cuisine & Mixology, nơi được Giới doanh nhân Giàu và Sang đón nhận nhiệt tình. Đây là nơi được được ROBB Report bình chọn là nhà hàng lounge tốt nhất và giới thiệu khái niệm mixology (âm nhạc kết hợp ẩm thực).
- ENVY - The Art of Nightlife. Một mô hình Bar-Club theo phong cách đặc trưng ở Las Vegas, kiến trúc khá độc đáo, một Club ở Việt Nam có tên trên bản đồ Ultra thế giới.

- Sorae Restaurant & Lounge: "Sorae” tiếng Nhật nghĩa là “Phía trên bầu trời”. Giống như chính tên gọi, Sorae là một trong những nhà hàng Nhật Bản có tầm nhìn đẹp nhất và là điểm đến lý tưởng ngay giữa trung tâm Sài Gòn. Toạ lạc tại tầng 24 và 25 của tòa nhà văn phòng AB (76 Lê Lai, Quận 1), Sorae tạo ra một môi trường trải nghiệm nền ẩm thực độc đáo của Nhật Bản, đậm nét văn hóa của Tokyo ngay tại Sài Gòn. Nơi này nổi tiếng với những món sashimi trứ danh được làm từ các nguyên liệu tươi ngon nhất được đánh bắt tại Việt Nam hoặc vận chuyển trực tiếp từ chợ hải sản Tsukiji và Osaka (Nhật Bản). Bên cạnh đó, nhà hàng còn sở hữu khu Yakitori & Beer Kitchen – nơi các đầu bếp thực hiện món nướng yakitori với bò Wagyu hay bò Angus được nướng trên bếp than đỏ rực, mang lại những hương vị tuyệt vời nhất.

- San Fu Lou - The House of Three Blessing mang phong cách Trung Hoa. Ý nghĩa của San Fu Lou – Ngôi nhà Ba Phước Lành mang đến các món ăn truyền thống Quảng Đông nổi tiếng với tiêu chí “Ngon lành, bổ dưỡng, an toàn vệ sinh” là ba điều phúc lành mang đến cho khách hàng.

Và sau khi thành công với tổ hợp Chill Skybar - Sorae - San Fu Lou tại toà nhà AB Tower thì Ông tiếp tục cho ra đời:

- Tổ hợp SKYXX Garden & Lounge, skybar lại theo phong cách hoàn toàn khác với Chill Skybar, rồi nhà hàng PRIME XXI Steak & Seafood chuyên về bít tết và hải sản.

- Z Lounge - một Lounge sang trọng & không gian ấm cúng chuyên phục vụ những món cocktail phá cách cùng các loại cigar nổi tiếng... một " tổ hợp" tọa lạc tại toà nhà Deutsches Haus - một trong những toà nhà đẳng cấp nhất Saigon hiện nay.

- Lai là một nhà hàng chuyên về các món Hoa nguyên bản. Được thiết kế theo phong cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, với thực đơn đa dạng cùng món vịt Bắc Kinh nổi tiếng là điểm nhấn, Lai dành cho những ai yêu thích ẩm thực Trung Hoa, đặc biệt là ẩm thực Quảng Đông, Tứ Xuyên, Thượng Hải và Bắc Kinh.

- Towa - một nơi mang đến cho thực những trải nghiệm đỉnh cao về ẩm thực Nhật Bản thông qua tính độc đáo và hương vị. Thực đơn của nhà hàng tập trung vào sự tinh khiết, tinh tế của các thành phần tạo nên món ăn. Tận hưởng những món ăn tinh tế và ly Cocktail mang phong cách Ginza vốn gắn với tính tối giản nhưng tỉ mỉ trong từng chi tiết trong một bầu không gian ấm cúng.

- ROS Yacht Club, được lấy cảm hứng từ nhà hàng “La Pointe Des Blagueurs” và quán cà phê “Jokers’ Point” tại bến cảng Bạch Đằng - một trong những khu vực sầm uất nhất Sài Gòn vào những năm 1950, sau gần 7 thập kỷ, ROS được xây dựng và tái sinh vào năm 2019. Thừa kế nền tảng lịch sử ý nghĩa, ROS phục vụ tập trung dòng ẩm thực Châu Á hiện đại, được định hình là một nhà hàng ven sông với hơi hướng mang phong cách Cote d’Azur, đã trở thành điểm đến yêu thích của cả người dân Sài Gòn lẫn khách du lịch quốc tế...

Có thể ví TRỊNH LAI là một Phù thủy trong ngành Ẩm thực và Giải trí xưa nay hiếm ở Việt nam, những gì ông đã làm đều mang đậm tính KHÁC BIỆT & DUY NHẤT. Mong sao ngày càng có nhiều người làm được như Ông, thì cái ngành này mới thay đổi tích cực lên được.

Kết: Người Thông minh và có tầm nhìn trong kinh doanh dịch vụ, là người luôn đưa tư duy của họ vượt ra khỏi những suy nghĩ thông thường của đám đông, trong khi cái thị trường đỏ rực kia bao người tranh nhau để tồn tại với cái tư duy copy, sao chép... thì họ đã biết tạo ra những nhu cầu mới, khai phá những thị trường mới cho mình. Xét cho cùng thất bại hay thành công cũng từ 2 chữ TƯ DUY mà thôi

Người khôn ngoan biết kiếm tiền trên thương hiệu, kẻ u mê chỉ biết lượm bạc cắt mỗi ngày!

Xem Series bài:

Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 1. Góc nhìn từ Nghề

Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 2: Ẩm – Thực là gì?

Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 3: Các thời kỳ tiêu biểu của Ẩm thực Việt nam hiện đại

Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 4: Văn hóa & Kinh doanh ẩm thực Miền Nam giai đoạn 1954 – 1975

Sơ lược Ngành Hospitality ở Việt Nam –  Bài 5: Văn hóa ẩm thực Miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 ( tiếp theo)

Sơ lược ngành Hospitality ở Việt Nam – Bài 6: Văn hóa ẩm thực Miền Nam giai đoạn 1975 – 2020 ( tiếp theo)

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 7: Văn hóa ẩm thực Miền Nam giai đoạn 2000 – 2010 ( tiếp theo)

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 8: Sự xuất hiện của những chuỗi nhà hàng và cà phê giai đoạn 2000 – 2010

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 9: Sự xuất hiện của Karaoke

Sơ lược ngành hospitality ở Việt Nam – Bài 10: Những gã tí hon – yêu cafe làm nên việc lớn