Shark Bình là một người đam mê với công nghệ, ông đã bắt đầu tiếp xúc với máy tính và mày mò viết phần mềm từ khi còn học cấp 3. Khi mới chỉ là chàng sinh viên năm thứ 2 Đại học Công Nghệ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), shark Bình đã bắt đầu với sự nghiệp khởi nghiệp đầu tiên trong đời.

Ông đã thành lập công ty chuyên viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp, với tên gọi là PeaceSoft. Khi đó, shark Nguyễn Hòa Bình đã chèo lái PeaceSoftừa làm chủ vừa làm nhân viên cho chính công ty của mình và một mình gây dựng.

shark-binh-con-duong-tro-thanh-chu-tich-tap-doan-trieu-do-va-ca-map-phu-nhat-trong-shark-tank-viet-nam-1661499984.jpeg

Đối với shark Bình, PeaceSoft có thể yếu hơn nhiều lần so với các đối thủ đến từ nước ngoài trong cuộc chơi thương mại điện tử, song, trong môi trường truyền thống, Peacesoft hoàn toàn có đủ khả năng phát triển mạnh mẽ.

“Tại sao không điện tử hóa các giao dịch truyền thống trong đời thực?” – shark đặt câu hỏi.

Khi ở Việt Nam bắt đầu phát triển Internet, shark Bình đã đã bắt đầu nghiên cứu và tham khảo mô hình của eBay và Alibaba. Sau đó, ông xây dựng dự án và gọi vốn thành công từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures tại Việt Nam. Nhờ vậy, PeaceSoft nhanh chóng thay đổi chiến lược, mở rộng quy mô, tuyển dụng nhân sự mở sàn thương mại điện tử Chodientu.vn.

'Tình đến rồi đi', PeaceSoft 'ly hôn' với Ebay

PeaceSoft đã may mắn trở thành ứng cử viên sáng giá được chọn làm đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam sau khi Tập đoàn eBay (Mỹ) thất bại tại thị trường Trung Quốc và quyết định chuyển hướng sang thị trường Đông Nam Á.

Tuy nhiên, khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam dần phát triển, các ông lớn như Lazada và Shopee lần lượt nhảy vào, đối tác chiến lược eBay không muốn tiếp tục cuộc chơi đốt tiền nên quyết định rời Việt Nam.

Sau cuộc “ly hôn” với eBay, shark Bình đã lao vào mày mò trong không gian số và dần nhận ra, lượng mua sắm qua online chỉ chiếm 2%, còn đến 98% vẫn giữ thói quen mua sắm trong các môi trường truyền thống.

Shark đã thuyết phục mọi người chuyển hướng kinh doanh từ “thương mại điện tử” sang phát triển “điện tử hóa thương mại”. Tầm nhìn mới được xây dựng và Tập đoàn NextTech cũng ra đời từ đó.

NextTech (www.nexttech.asia) là một tập hợp hơn 20 công ty công nghệ, chuyên doanh các dịch vụ Điện tử hoá cuộc sống trong nhiều lĩnh vực như: Chợ điện tử, Mua bán xuyên biên giới, Cổng thanh toán, Ví điện tử, Thanh toán di động, Cho vay tiêu dùng, Sàn giao dịch tiền mã hoá, Hậu cần kho vận, Chuyển phát hàng hoá, Đào tạo công nghệ, Du lịch trực tuyến v.v… với nhiều đơn vị thành viên lớn nhất Việt Nam hoặc tiên phong trong khu vực Đông Nam Á.

Sau khi ra đời, NextTech liên tục ra mắt các sản phẩm mới như Giải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, giải pháp hậu cần kho vận cho thương mại điện tử Boxme, hay ví điện tử trên di động Vimo… và mở rộng hoạt động ra nhiều nước khác như Mỹ, Indonesia, Singapore,…

Hiện nay, NextTech là tập đoàn lớn với hơn 1.000 nhân viên tại 7 quốc gia, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là điện tử hóa thương mại, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử. Năm 2018, sản lượng giao dịch của NextText là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu tương lại của NextTech là trở thành Tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo và lớn mạnh nhất Đông Nam Á.

Tại Shark Tank Việt Nam, Shark Bình được mệnh danh là vị Shark “phũ nhất chương trình bởi những phát ngôn thẳng thắn, “như tát nước vào mặt” startup.

Không chỉ bị mắng là "ngáo giá", 3 startup gọi vốn bị các Shark "tẩm quất"  bằng cả đống bình luận cực gắt như thế này

Ảnh: Cafebiz

Shark Bình gây chú ý khi liên tục đưa ra những nhận xét gay gắt cho startup, nhất là về sự “trên trời” của các vị CEO trong việc định hướng kinh doanh. Người ta nói, những phát ngôn của ông Bình chẳng khác nào dội thẳng một một gáo nước lạnh vào mặt các vị founder và CEO của các startup. Thậm chí, có nhiều người còn không giữ được bình tĩnh và suýt rơi nước mắt khi nghe Shark Bình nhận xét.

Doanh nhân Đào Lan Hương - người vợ kín tiếng của Shark Bình

Gần đây công chúng mới bất ngờ khi biết nữ doanh nhân giỏi giang Đào Lan Hương chính là vợ của Shark Bình. Nổi tiếng trên các diễn đàn doanh nhân không kém chồng nhưng Đào Lan Hương và ông xã hầu như không đề cập gì về nửa kia.

Shark Bình có một người vợ rất tài giỏi nhưng anh không bao giờ khoe khoang về Lan Hương. Anh hầu như chưa bao giờ chia sẻ về vợ mình trước truyền thông.

Vợ Shark Bình đang là Chủ tịch hội đồng quản trị của một học viện về công nghệ, đồng thời là Phó chủ tịch của tập đoàn công nghệ mà chồng đứng đầu. Cô còn là giám đốc điều hành một tập đoàn chuyên hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới.

dao-lan-huong-vo-shark-binh-1661501416.jpg

Trong một cuộc phỏng vấn chia sẻ về chuyện cân bằng giữa công việc, gia đình, nữ CEO đã có những chia sẻ thẳng thắn.

Nhìn chung, khó khăn đối với các nữ lãnh đạo là họ phải luôn cố gắng giữ cân bằng giữa công việc và gia đình, nhất là trong giai đoạn doanh nghiệp đang xây dựng và tăng tốc nhanh thì càng khó đạt được tất cả. Vì vậy, tôi tin rằng các nữ lãnh đạo đã và phải làm việc gấp nhiều lần nam giới.

Tuy nhiên, phụ nữ cũng có ưu điểm là tỉ mỉ, kỹ lưỡng, tinh tế, nhạy bén trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau nên các mối quan hệ nội bộ có xu hướng khăng khít và bền vững hơn.

Trong nhiều lĩnh vực, số lượng phụ nữ tham gia đông hơn và sự hiểu biết của họ về thị trường nhìn chung cũng cao hơn nam giới như giáo dục, y tế, sắc đẹp... Vì vậy, nếu biết cách sử dụng và cải thiện thì đây chính là lợi thế của phụ nữ so với nam giới.