vut-bo-thi-truong-viet-nam-samsung-chuyen-day-chuyen-smartphone-qua-xu-so-ca-ri-1679242646.jpeg

Thực hư câu chuyện Samsung đóng cửa nhà máy Thái Nguyên, chuyển dây chuyền smartphone rời Việt Nam

Ngày 17/3 vừa qua, trên cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên đã đăng tin “bác bỏ” sự việc chuyển dây chuyền smartphone qua Ấn Độ.

Theo Tổng giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam ông Choi Joo Ho cho biết: “Thông tin Samsung chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ là hoàn toàn không đúng. Sản phẩm tại nhà máy Việt Nam xuất khẩu hơn 128 nước, còn sản phẩm sản xuất từ nhà máy Ấn Độ có một phần nhỏ xuất khẩu sang Châu Phi và cung ứng cho thị trường nội địa. Sản lượng nhà máy của Việt Nam không gây ảnh hưởng đến sản lượng nhà máy của Ấn Độ.”

Công ty Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên (SEVT) sau 10 năm hoạt động từ tháng 3/2013 đã tăng số vốn ban đầu từ 2 tỷ USD lên 3 tỷ USD, mới đây nhất Samsung đã rót thêm 1.187 tỷ đồng cho Nhà máy Samsung Electro - Mechanics Việt Nam - Thái Nguyên. Tổng đầu tư tại Thái Nguyên đã lên tới hơn 7.5 tỷ USD nên không có tình trạng chuyển dịch dây chuyền sản xuất qua Ấn Độ.

Ổn định sản xuất, duy trì kim ngạch

Kim ngạch xuất khẩu của Samsung luôn được duy trì ổn định tại Việt Nam, trong năm 2021 đạt 65.5 tỷ USD, năm 2022 kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỷ USD giảm 500 triệu USD do ảnh hưởng từ Đại dịch (theo nguồn Tuổi trẻ Online).

Theo báo cáo tài chính quý IV/2022, doanh thu hợp nhất của Samsung đạt 70.760 tỷ won; lợi nhuận đạt 31.000 tỷ won. Doanh thu cuối năm 2022 đạt 302.230 tỷ Won và lợi nhuận đạt kỷ lục với con số 43.380 tỷ Won.

Sản phẩm của Samsung hầu hết được phân bổ toàn cầu, trong đó thị trường Việt Nam về dòng điện thoại chiếm khoảng 50 - 60% tỷ trọng toàn cầu. Đa phần sản phẩm của Samsung luôn đảm bảo nguyên tắc đặt hàng trước. Cho nên, nếu không có kế hoạch toàn diện thì sẽ không có chuyện dịch chuyển dây chuyền sản xuất lớn như hiện nay.