Rượu Mao Đài - thứ rượu được coi là một trong ba "danh tửu" của thế giới - là một trong những "quốc hồn quốc tuý" của Trung Quốc thường được giới thượng lưu Việt săn đón làm quà tặng trong mỗi dịp lễ, Tết, cưới hỏi. Mới đây, tại quê nhà Trung Quốc, rượu Mao Đài đã đưa nhà sản xuất loại rượu này trở thành công ty có giá trị nhất Trung Quốc ngoài lĩnh vực công nghệ, và là doanh nghiệp sản xuất đồ uống có giá trị nhất trên toàn thế giới.

Với giá 1.498 nhân dân tệ, tương đương 209 đô la cho một chai 500ml (về Việt Nam có giá khoảng trên 5 triệu đồng mỗi chai), rượu Mao Đài không phải là loại rượu dễ mua đối với đại đa số người Việt. Tuy nhiên, loại rượu xa xỉ này luôn trong tình trạng cháy hàng ở quê nhà Trung Quốc.

Ngay cả trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, Kweichow Moutai (Quý Châu Mao Đài), công ty sản xuất rượu Mao Đài, đã có một năm thành công: cổ phiếu của họ tăng khoảng 70% trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải vào năm 2020. Đây được coi là công ty giá trị nhất của Trung Quốc ngoài lĩnh vực công nghệ - có giá trị vốn hoá cao hơn cả 4 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc. Trên toàn cầu, giá trị vốn hóa thị trường của nó không chỉ vượt qua tất cả các hãng chưng cất rượu khác như Diageo và Constellation Brands, mà còn cả Coca-Cola - hãng từ lâu đã giữ ngôi vị nhà sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Kweichow Moutai được định giá 2,7 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 421 tỷ USD, cao hơn cả giá trị Toyota, Nike và Disney cộng lại

Theo báo cáo tài chính của hãng, khoảng 97% doanh số của hãng đến từ thị trường Trung Quốc. Vậy, làm thế nào mà một công ty chủ yếu bán sản phẩm của mình ở một quốc gia lại có giá trị cao hơn nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn cầu?

An employee displays China's leading liquor maker Kweichow Moutai at a supermarket in Nantong city, in China's Jiangsu province in 2018.

Từ biểu tượng lịch sử đến biểu tượng địa vị

Mao Đài Bạch Tửu - loại rượu mà công ty chủ yếu tập trung sản xuất - là một loại rượu mạnh được mệnh danh là "cồn cháy" do chứa 53% cồn. Đây cũng là mặt hàng chủ yếu trong các bữa tiệc và sự kiện kinh doanh của giới quan chức Trung Quốc. Loại rượu này gây ấn tượng với người nước ngoài tới mức Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger phải khen ngợi: "Nếu uống rượu Mao Đài, chúng ta có thể giải quyết được bất cứ điều gì ”.

Được biết đến như là món đồ yêu thích của Mao Trạch Đông, và là "thức uống của ngoại giao", Mao Đài Bạch Tửu nổi tiếng được sử dụng để chào đón cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon trong chuyến công du lịch sử của ông đến Trung Quốc năm 1972 và một lần nữa trong năm 2013 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp người đồng cấp Hoa Kỳ, Barack Obama, tại California.

President Richard Nixon toasting Chinese Premier Zhou Enlai at banquet in China in 1972.

Một số người cho rằng, trong trường khúc của Hồng quân Trung Hoa vào những năm 1930, binh lính thường đổ rượu Mao Đài lên chân để khử trùng vết thương. Truyền thuyết còn kể rằng các thành viên của Hồng quân thậm chí đã nốc rượu để tự gây mê trước khi phẫu thuật, vì hồi đó không có thuốc mê.

Ngày nay, thương hiệu Mao Đài được xem như một biểu tượng của tầng lớp thượng lưu. Một số khách hàng mua rượu không phải để uống mà để giữ như một khoản đầu tư. Những chiếc hộp phiên bản giới hạn được thu thập và trưng bày bởi các nhà đấu giá quốc tế, một số chai thậm chí có trị giá hơn 40.000 đô la mỗi chai.

Mao Đài đã tìm ra một cách để có thể tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng thông thường, ít nhất là trong những dịp đặc biệt, đồng thời cung cấp các mặt hàng dành cho những nhà sưu tập khó tính nhất. Đó là điều khiến cho rượu Mao Đài so với rất nhiều thương hiệu đồ uống quốc tế.

Đó cũng là một lợi thế to lớn trong một năm khó khăn về kinh tế do đại dịch: những người tiêu dùng giàu có đang chi tiêu ít hơn cho việc đi du lịch, thay vào đó họ chi tiêu nhiều hơn vào rượu.

Rượu Mao Đài - Thước đo tài sản

Mao Đài từ lâu đã được xem là một trong những cổ phiếu blue chip của Trung Quốc. Vào năm 2017, Kweichou Moutai đã trở thành nhà sản xuất rượu lớn nhất thế giới theo giá trị thị trường, vượt qua Diageo (DEO) - chủ sở hữu người Anh của Johnnie Walker, Guinness và Tanqueray.

Vào năm 2019, Kweichou Moutai cũng trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên kể từ năm 2005 chứng kiến ​​giá cổ phiếu của mình đạt 1.000 nhân dân tệ (khoảng 145 USD. Và năm 2020, họ đã trở thành công ty phi công nghệ có giá trị nhất ở Trung Quốc, với mức cổ phiếu tăng 69%, lên mức cao kỷ lục.

Rượu Mao Đài được sản xuất như thế nào?

Một trong những lợi thế lớn nhất của Mao Đài là khả năng giữ giá thành sản phẩm cao.

Tương tự như rượu sâm panh - đến từ vùng cùng tên ở Pháp (Champagne) - Kweichow Moutai được đặt theo tên của Mao Đài, một thị trấn nhỏ đẹp như tranh vẽ ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc.

Đây là nơi mà công ty cho biết rượu Bạch Tửu của họ - được chưng cất từ lúa miến và gạo lên men - có được sức hút kỳ diệu.

A worker at a Moutai distillery in November 2020.

Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như khí hậu của thị trấn và sự thay đổi theo mùa của nước sông địa phương, giúp rượu có hương vị độc đáo và "có lợi cho quá trình sản xuất".

Bên trong thị trấn, tác động của Mao Đài đối với nền kinh tế cũng được cảm nhận sâu sắc.

Tính đến năm 2019, Mao Đài là thị trấn giàu có nhất ở miền tây Trung Quốc, theo thống kê thu nhập khả dụng từ chính quyền thành phố Renhuai, tỉnh Quý Châu. (Quý Châu là một trong những vùng nghèo nhất của đất nước).

Liệu thị trường Trung Quốc có đủ?

Không thể phủ nhận rằng, rượu Mao Đài phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc.

Công ty đã cố gắng thúc đẩy thị phần ra nước ngoài, đặc biệt là bằng cách thành lập một "fanclub rượu Mao Đài" ở Hoa Kỳ, châu Âu để thu hút các đối tác kinh doanh mới và hợp tác với các cầu thủ nước ngoài, chẳng hạn như câu lạc bộ bóng đá Inter Milan của Ý.

A customer shops for Kweichow Moutai at a supermarket in Nantong city, east China's Jiangsu province in December 2018.

Tuy nhiên, trong năm 2019, gần 97% doanh số rượu vẫn đến từ Trung Quốc. Tháng 3 năm ngoái, công ty đã khởi động một chiến dịch truyền thông xã hội có tên "ở nhà với Mao Đài", khuyến khích người dùng trên khắp thế giới thử các công thức mới trong thời gian đóng cửa xã hội. Chẳng hạn, một bài đăng trên Instagram và Twitter đã đề xuất pha món "Sunset Cocktail", trong khi một số khác cho rằng món mì có thể kết hợp với rượu.

Chiến dịch thể hiện nỗ lực duy trì kết nối với người tiêu dùng quốc tế, ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Nhưng các nhà phân tích đã chỉ ra những thách thức khác ở phía trước. Theo Spiros Malandrakis, giám đốc ngành đồ uống có cồn tại Euromonitor International, rượu Mao Đài cần phải nỗ lực hơn nữa để đa dạng hóa thị phần. "Đó là chìa khóa để đưa thương hiệu Mao Đài tiếp quản thế giới, ngày càng trở nên lớn mạnh và bền vững."