Câu chuyện: Tũn bán cho Tèo 1 lô đất trị giá 1 tỷ đồng, theo như lý thuyết thì 02 bên sau khi xem xong giấy tờ sẽ tiền hành đặt cọc rồi hẹn ngày ra phòng công chứng ký hợp đồng mua bán và thông thường thì thuế của bên nào bên đó tự chịu.

Lý thuyết:

Tũn sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân 2% * 1.000.000.000 = 20.000.000 (đồng)
Tèo sẽ chịu thuế trước bạ: 0.5% * 1.000.000.000 = 5.000.000 (đồng)
Phí công chứng: 0.1% * 1.000.000.000 = 1.000.000 (đồng), phí này có thể thay đổi tùy theo giá trị chuyển nhượng, tùy vùng và thường thì bên bán sẽ chịu hoặc có thể sẽ chia đôi.
Tổng số tiền 02 bên sẽ mất đi là: 26.000.000 (đồng)

Thực tế:

Tuy nhiên trên thực tế, Tũn và Tèo sẽ cùng nhau bàn bạc thương lượng ký hợp đồng công chứng với giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị chuyển nhượng thực tế để giảm số tiền đóng thuế, ví dụ chỉ công chứng hợp đồng khoảng 100.000.000 đồng và làm thêm cái hợp đồng tay giá 1.000.000.000 đồng để yên tâm. Tũn do có nhiều kinh nghiệm bán đất nên thương lượng trong hợp đồng để việc đóng tất cả phí, thuế đó cho bên Tèo sẽ tự chịu trách nhiệm và đóng hết, khi đó:

Tèo sẽ chịu đóng thuế thu nhập cá nhân đáng ra của Tũn: 2% * 100.000.000 = 2.000.000 (đồng)
Tèo sẽ chịu mức thuế trước bạ: 0.5% * 100.000.000 = 500.000 (đồng)
Phí công chứng: 0.1% * 100.000.000 = 100.000 (đồng)
Tổng tiền Tèo sẽ mất đi để đóng phí thuế là: 2.600.000 đồng, giảm được gần một nửa so với ban đầu.

(Lưu ý: Tiền thuế sẽ có thể bị áp ở mức giá nhà nước tùy vào mỗi tỉnh quy định mặc dù 02 bên thương lượng giá thấp hơn khi ký hợp đồng, nếu giá thương lượng cao hơn giá nhà nước thì tính thuế theo giá thương lượng, nếu giá thương lượng thấp hơn giá nhà nước quy định tại khu vực đó thì sẽ đóng thuế theo giá nhà nước quy định).

Sau khi anh Tũn và anh Tèo kí công chứng xong thì nhờ bên dịch vụ đi làm thủ tục đăng bộ sang tên cho anh Tèo. Anh Tèo về dẫn anh chị em bà con hàng xóm đi nhậu để mừng vì mới mua được miếng đất ngon mà. Dzô dzô, ăn mừng nào.

Ở một diễn biến khác, thị trường nhà đất đang sốt nên thời gian không lâu sau đó, giá trị của lô đất đó tăng lên thêm khoảng 200.000.000 đồng nâng tổng giá trị lên là 1.200.000.000 đồng. Thế là lòng tham của Tủn nổi lên, tiếc nuối vì mới có thời gian ngắn mà mất 200.000.000 đồng. Thế là Tũn chơi chiêu trò nộp đơn tố cáo Tèo lên cơ quan nhà nước vì có hành vi gian lận để trốn thuế, Tũn đề nghị cơ quan nhà nước ngăn chặn thủ tục sang tên và yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu vì có giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế của Tèo.

Và theo quy trình sau đó thì hợp đồng bị tuyên vô hiệu thật ông giáo ạ.
Khi hợp đồng bị tòa án tuyên vô hiệu thì việc sang tên sẽ không được thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Như vậy, Tèo sẽ chịu những thiệt hại như sau:
Bị quy trách nhiệm trốn thuế và có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự (tùy theo số tiền trốn thuế)
Không được sang tên sổ của đất mình đã mua, hoàn trả đất lại cho Tũn, Tũn sẽ hoàn trả lại tiền đất giá ban đầu cho Tèo (trong khi thị trường nhà đất thì đang sốt xình xịch)
Như vậy là người mua, nếu không cẩn thận sẽ bị mất rất nhiều quyền lợi khi thực hiện mua bán nhà đất, đặc biệt nhà đất có giá trị cao thì càng cần phải cẩn thận. (Khi số tiền càng lớn thì sự tử tế của con người có thể giảm dần).

VẬY, VỀ PHÍA BÊN MUA, LÀM CÁCH NÀO ĐỂ LOẠI BỎ RỦI RO NÀY??

CÂU TRẢ LỜI SẼ CÓ Ở BÀI SAU. Mọi người cùng đọc nhé, nếu thấy hợp lý thì share cho bà con cùng biết để hạn chế rủi ro về phần mình nhé.

Tác giả: Nguyen Trong Dai