Việc giá của nhà ở xã hội ngang ngửa với nhà ở thương mại là điều khó chấp nhận, trong khi đó nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp tại Bình Dương do Tập đoàn Lê Phong là đơn vị phát triển dự án lại rao bán bằng với giá nhà ở thương mại.
Thông tin tràn lan trên các nhóm, diễn đàn mua bán bất động sản về thông tin nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp. Được biết Công ty TNHH kinh doanh và phát triển nhà Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư, Tập đoàn Lê Phong là đơn vị phát triển dự án, tên thương mại là New Lavida và còn được biết đến đây là nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp nằm trong danh mục ưu đãi vay của tỉnh Bình Dương.
Tỉnh Bình Dương thông tin dự án xây dựng 882 căn với tổng vốn đầu tư 768 tỷ đồng và Dự án có sự đồng hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bình Dương vay vốn 537 tỷ đồng.
Theo thông tin từ các môi giới, với 10.000m2 tổng diện tích của dự án, nhưng chung cư chỉ có diện tích tổng là 4.760m2. Diện tích còn lại sẽ xay dựng các hạng mục công cộng và phụ trợ.
Lời giới thiệu trên có kèm theo dự án chỉ có 20% căn hộ là nhà ở thương mại và còn lại 80% căn hộ là nhà ở xã hội. Tiến độ dự án đang cất nóc và hoàn thiện bên trong cộng với tiện ích xung quanh. Với thời gian dự kiến sẽ bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2024.
Cũng tại dự án này, có nhiều giá bán được đưa ra nhưng giá được chốt đều là 30 triệu đồng/m2 đối với cả căn hộ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.
Một nhân viên bán hàng tại đây cho hay, chất lượng xây dựng, tiện ích cao cấp, nhưng nhà ở xã hội được ưu đãi vay nên mọi giá cả thì ở xã hội và nhà ở thương mại bằng nhau.
Hiện tại theo cơ quan chức năng, dự án này vẫn chưa cập nhật giá bán nên việc kiểm soát còn khó khăn. Nhưng tiến độ dự án đang hoàn thiện gấp rút, nhưng việc bán hàng với giá cả như vậy rất ảnh hưởng đến khách hàng và đặt biệt là công nhân khó khăn muốn sở hữu nhà ở tại Bình Dương.
Tuy 2 mà 1
Về Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Toàn Thịnh Phát (Toàn Thịnh Phát) là chủ đầu tư dự án, với vốn điều lệ của Toàn Thịnh Phát đạt 239 tỉ đồng. Trên thông tin cơ cấu cổ đông có sự góp mặt ông Bùi Ngươn Phong nắm 90%, ông Nguyễn Quang Kiên sở hữu 10% còn lại.
Còn về thông tin của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lê Phong (Tập đoàn Lê Phong), vốn điều lệ Tập đoàn Lê Phong đạt 568 tỷ đồng, tại đây ông Bùi Ngươn Phong lại nắm giữ tới 90% cổ phần công ty.
Ông Bùi Ngươn Phong đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của tập đoàn Lê Phong và cũng là người đại diện pháp luật của Toàn Thịnh Phát.
Dù khá kín tiếng nhưng Tập đoàn Lê Phong đã triển khai nhiều dự án thuộc hàng top như: The Emerald Golf View, dự án Thiên An Origin Thuận An, dự án nhà phố Rich Town An Phú.
Tình hình tài chính 2022 của Lê Phong khá ảm đạm, doanh thu đạt khoảng 92 tỉ đồng, giảm đến 87% so với năm 2021. Nên Lê Phong lỗ 12 tỷ, trong khi cùng kỳ lãi hơn 20 tỷ đồng.
Cuối năm 2022, về tài sản Lê Phong nằm ở mức 3.186 tỷ, ngược lại hàng tồn kho nằm ở mức 2.056 tỷ đồng và chiếm hơn 65% tài sản. Về nợ vay tài chính Lê Phong “phình to” nhanh chóng chỉ sau 12 tháng từ hơn 600 tỷ tại thời điểm cuối năm 2021 lên 945 tỷ đồng vào cuối năm 2022.
Đặt biệt hơn, có thời điểm 97% tài sản của Tập đoàn Lê Phong nằm ngoài công ty. Những năm gần đây, Lê Phong đều không ghi nhận doanh thu, đồng thời báo lỗ sau thuế mỗi năm vài chục triệu đồng.
Còn về Bùi Ngươn Phong doanh nhân sinh năm 1972 này cũng khá kín tiếng, khi là người đã mua lại 99,672% cổ phần của Công ty TNHH Song Hỷ Quốc tế, công ty con của Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức vào năm 2021.
Và tiếp đó ông Nguyễn Bá Dương, cựu Chủ tịch Coteccons đã mua lại 50% vốn tại Song Hỷ Quốc Tế từ ông Bùi Ngươn Phong.