Đôi nét về VEAM 

profile-veam-cong-ty-nhieu-cua-de-danh-trong-chung-khoan-viet-dai-gia-nam-co-phan-honda-toyota-ford-2-1681051535.png

Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên là tiền thân của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM) nay hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, chịu sự giám sát của Bộ Công Thương. 
 
VEAM được thành lập ngày 12/05/1990 với mục tiêu trọng tâm là ngành cơ khí Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 

VEAM đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Quyết định 4874/QĐ-BCT ngày 18/01/2017 cổ phần hóa của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam.
 
Hiện VEAM sở hữu nhiều các công ty con, bao gồm công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty liên kết,  công ty cổ phần, chi nhánh trực thuộc và 1 viện nghiên cứu với tổng số hơn 20.000 cán bộ công nhân viên trên 27 đơn vị thành viên.

profile-veam-cong-ty-nhieu-cua-de-danh-trong-chung-khoan-viet-dai-gia-nam-co-phan-honda-toyota-ford-1681051571.png

Ngoài ra, VEAM còn cung cấp vốn cho các liên doanh Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Honda Việt Nam, Kumba, Mekong Auto và VEAM Hàn Quốc. Sở hữu vốn trực tiếp tại các liên doanh này giúp VEAM đạt được lợi nhuận ổn định, nhưng cũng gặp khó khăn trong việc thoái vốn nhà nước. 

Với kinh nghiệm của mình, các sản phẩm của VEAM đều có chất lượng cao, hoạt động ổn định và bền bỉ như máy cày, máy xay lúa, hộp số máy nuôi tôm, động cơ đốt trong (xăng và dầu diesel). 
 
Sở dĩ sản phẩm của VEAM ngày càng được ưa chuộng là do VEAM chú trọng đầu tư và không ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất để đạt chất lượng tốt nhất với chi phí thấp. Bên cạnh đó, VEAM áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến với nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, giúp tiết giảm chi phí, tăng năng suất và phản ứng nhanh hơn với những thay đổi của thị trường máy móc nông nghiệp. 

Từ những năm đầu của thế kỷ 20, VEAM đã tham gia tích cực  vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, VEAM tự hào là nhà cung cấp phụ tùng chính thức cho các liên doanh lớn tại Việt Nam như: Piaggio, Honda, Yamaha... 

profile-veam-cong-ty-nhieu-cua-de-danh-trong-chung-khoan-viet-dai-gia-nam-co-phan-honda-toyota-ford-1-1681051571.png

Đồng thời, với năng lực hiện có, VEAM có thể sản xuất được nhiều chi tiết gầm, chi tiết máy, thậm chí cả những chi tiết máy khó như: thanh truyền, trục khuỷu… Việc hợp tác với các doanh nghiệp lớn đã giúp VEAM nâng cao giá trị thương hiệu, thu hút sự quan tâm đặt hàng của nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Enkei, Sumitomo, Tsukuba, Konishi… 

Hoạt động kinh doanh của các công ty con của VEAM

Nhà máy Ô tô VEAM (VEAM Motor) với công suất 33.000 xe tải/năm đã được đưa vào sử dụng và cho xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên vào năm 2009. Đây là nhà máy lắp ráp ô tô đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, thương hiệu ô tô VEAM đã được thị trường đón nhận rộng rãi, sản lượng bán ra tăng đều hàng năm. 

Năm 2011, VEAM chính thức đưa Nhà máy Đúc VEAM (Veam Foundry) đi vào hoạt động. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm đúc chất lượng cao các công ty Nhật Bản và Châu Âu như: Toshiba, Iseki, Juki, Sumitomo, Komori, HE v.v. Năm 2016, xưởng đúc đã đưa vào vận hành dây chuyền đúc tự động nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đúc. 

profile-veam-cong-ty-nhieu-cua-de-danh-trong-chung-khoan-viet-dai-gia-nam-co-phan-honda-toyota-ford-1681051654.jpeg

Trong năm 2022, doanh thu thuần Tổng công ty tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 4.747 tỷ đồng, lãi sau thuế tăng 32% so với năm 2021 là 7.665 tỷ VND, cao nhất từ trước tới nay.
Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận của tổng công ty đến từ lợi tức được chia từ các công ty liên kết chứ không phải nhờ sản xuất kinh doanh. Hoạt động liên doanh liên kết trong năm 2022 tăng 35% so với năm ngoái, mang về lợi nhuận cho VEAM tới 6.984 tỷ đồng.

Hiện nay, VEAM đang sở hữu 20% vốn tại Công ty Ô tô Toyota Việt Nam; 30% vốn tại Công ty Honda Việt Nam; 25% vốn tại Công ty TNHH Ford Việt Nam. Trong đó, lợi nhuận được chia từ Ford Việt Nam 231 tỷ đồng chiếm ít nhất, từ Honda Việt Nam chiếm phần lớn với 4.380 tỷ đồng, từ Toyota Việt Nam là 717 tỷ đồng.

Ngoài ra, VEAM được gọi một trong số những doanh nghiệp có nhiều "của để dành" nhất thị trường chứng khoán Việt. Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của VEAM lên tới 27.445 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu tăng lên mức hơn 25.220 tỷ (gồm 11.706 tỷ đồng thặng dư lợi nhuận sau thuế), đồng thời nợ phải trả của công ty đạt 2.221 tỷ đồng.

Trên thị trường, kết phiên 6/4/2023, cổ phiếu của VEAM (VEA) đạt 37.400 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu VEA của VEAM bị đưa vào diện cảnh báo

Mới đây, hơn 1,3 tỷ cổ phiếu VEA của Tổng CTCP Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM trên sàn UPCoM đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện chứng khoán bị cảnh báo, kể từ ngày 11/4/2023.

Nguyên nhân được tiết lộ là do báo cáo tài chính năm của VEAM đã bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp trở lên. Theo đơn vị kiểm toán, VEAM chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán với giá trị hơn 166 tỷ đồng. Từ đó, đơn vị kiểm toán cũng không thể nào thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc đánh giá của Ban Tổng Giám đốc liên quan đến khả năng thu hồi các khoản trên cũng như xác định được liệu có cần thiết phải trích lập dự phòng khoản phải thu này trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Một lý do bên cạnh đó là vì đơn vị kiểm toán cũng không thể đánh giá giá trị thuần của hàng tồn kho chậm luận chuyển; một số khoản chi phí treo lại chờ xử lý của VEAM, vì không thể thu thập bằng chứng kiểm toán.

Như vậy, hơn 1,3 tỷ cổ phiếu VEA trên sàn UPCoM sẽ bị vào diện cảnh báo của HNX.