Vào đợt đại hội cổ đông thường niên năm 2021, HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) đã thống nhất bầu Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2021-2025 là ông Dương Nhất Nguyên đang là Thành viên HĐQT và Thành viên HĐQT độc lập - ông Nguyễn Hữu Trung nhận chức Phó chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2021 - 2025 - kiêm thành viên hội đồng quản trị độc lập.

Đến nay, Hội đồng quản trị VietBank gồm 5 thành viên: Chủ tịch Hội đồng quản trị -  Ông Dương Nhất Nguyên; Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Thành viên HĐQT độc lập - ông Nguyễn Hữu Trung; thành viên HĐQT gồm bà Ngô Kim Liên, bà Lê Thị Xuân Lan, bà Quách Tố Dung.

Ông Dương Nhất Nguyên sinh năm 1983, là thành viên HĐQT trẻ nhất của VietBank. Ông Nguyên là con trai của nguyên Chủ tịch HĐQT VietBank - ông Dương Ngọc Hòa và Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm - bà Trần Thị Lâm.

profile-chu-tich-tre-nhat-trong-hdqt-vietbank-duong-nhat-nguyen-tung-o-vi-tri-khong-the-thieu-cua-tap-doan-hoa-lam-1680966649.png

Ông Nguyên từng theo học tại trường Keller Graduate School of Management - Đại học DeVry - Mỹ, tốt nghiệp với bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Theo giới thiệu, ông Nguyên có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh - tài chính - ngân hàng.

Trước khi gia nhập VietBank, ông Nguyên đã đảm nhiệm các chức vụ cao như Giám đốc Đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hoa Lâm; Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Dược phẩm Hoa Lâm và tham gia nhiều dự án lớn của Tập đoàn Hoa Lâm.

Ông Nguyên tham gia HĐQT VietBank từ tháng 1/2013 với chức danh Phó Tổng Giám đốc. Từ năm 2013, ông Nguyên giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT VietBank nhiệm kỳ 2016-2020.

VietBank cho biết việc xây dựng lại hệ thống nhân sự chủ chốt đảm nhiệm chức danh chủ tịch, phó chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ mới nhằm kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nhằm thực hiện mục tiêu của giai đoạn mới 2020-2025 – đưa Vietbank vào top 15 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất đến năm 2025.

Chủ tịch HĐQT Vietbank Dương Nhất Nguyên đang nắm giữ 3,05% cổ phần của Vietbank. Cộng hết cổ phần mà gia đình ông Nguyên đang sở hữu là 13,4% cổ phần Vietbank, trở thành nhóm cổ đông lớn nhất ngân hàng này.

VietBank kinh doanh như thế nào trong năm qua?

Trong bản báo cáo tài chính quý IV/2022 vừa được VietBank công bố, lợi nhuận trước thuế đạt 113,1 tỷ đồng, giảm 53,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đến cuối năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt 649 tỷ đồng, tăng 2,1% so với cùng kỳ.

Sở dị lợi nhuận trước thuế giảm là do lợi nhuận mảng kinh doanh giảm mạnh. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt 37,2 tỷ đồng, tăng 12,7%; các mảng hoạt động khác cũng  giảm mạnh khi thu nhập lãi thuần chỉ đạt 466,5 tỷ đồng, giảm 33,2%; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác đạt 81,3 tỷ đồng, giảm 53,1%.

Cũng trong quý IV/2022, mảng kinh doanh ngoại hối lỗ gần 7 tỷ đồng; mảng kinh doanh chứng khoán đầu tư lỗ hơn 400 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí dự phòng rủi ro cũng được VietBank giảm xuống còn gần 92 tỷ đồng, giảm 77% so với năm trước.

Tổng lũy kế năm 2022, VietBank đạt lợi nhuận trước thuế tăng 2,1%, đạt mức 649 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần đạt 1.802 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt 119 tỷ đồng, tăng 35,4%. Hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 55,6 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần năm 2021.

Lãi thuần từ chứng khoán lưu hành chỉ còn 61,7 tỷ đồng, giảm 87% so với năm trước (năm 2021 đạt 475,6 tỷ đồng). Đầu tháng 1/2022, HĐQT VietBank đồng ý kế hoạch giảm lợi nhuận trước thuế xuống gần 27%, từ 1.090 tỷ đồng xuống 800 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Vietbank cuối năm 2022 tăng 8,35, đạt 111.936 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng đạt hơn 63.632 tỷ đồng, tăng gần 26%. Số dư tiền gửi khách hàng đạt 75.988 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ.

Số dư nợ xấu của VietBank đạt 2.324 tỷ đồng, tăng 26%; tỷ lệ nợ xấu nợ nhóm 5 tăng lên 1.814 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm trước; nhưng tỷ lệ nợ xấu (tỷ lệ nợ từ nhóm 3 xuống nhóm 5) là 3,65%, không có nhiều sự thay đổi.