Đảo Hải Nam là đặc khu kinh tế thứ 5 của Trung Quốc, đồng thời là khu thương mại tự do có diện tích rộng nhất của quốc gia này. Mặc dù được trao cho nhiều đặc quyền kinh tế, nhưng so với các đặc khu khác, sau hơn 30 năm Đảo Hải Nam lại thất bại thảm hại.
Năm 1988, ông Đặng Tiểu Bình - nhà lãnh đạo khởi xướng kỷ nguyên cải cách kinh tế Trung Quốc, là người quyết định biến Hải Nam - hòn đảo được mệnh danh "Hawaii của Trung Quốc", thành một tỉnh độc lập cách đây 3 thập kỷ, và trao cho hòn đảo nhiều đặc quyền kinh tế.
Tài năng và tiền bạc được đổ vào hòn đảo, nhưng thay vì trở thành đầu tàu cho sự phát triển, "cơn sốt vàng" Hải Nam nhanh chóng biến thành xìcăngđan và quả "bong bóng bất động sản" khổng lồ.
Năm 1992, giá nhà ở tại thành phố Hải Khẩu - thủ phủ Hải Nam, phình lên gấp 3 lần.
Năm tiếp theo, Bắc Kinh can thiệp bằng cách cấm tất cả các khoản vay ngân hàng liên quan đến bất động sản Hải Nam, dẫn đến quả bong bóng nhà ở đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc hiện đại bể tan tành.
Trong suốt 25 năm tiếp theo, vị thế và tầm quan trọng của Hải Nam trong nền kinh tế Trung Quốc giảm đi đáng kể.
Trong giai đoạn 5 năm tính đến năm 2017, Hải Nam thu hút chưa tới 10 tỉ USD đầu tư nước ngoài - tương đương 1,5% cả nước - và vô cùng chật vật để tìm kiếm chỗ đứng trong bức tranh kinh tế quốc gia.
Nhận được chính sách ưu đãi và nhiều khoản đầu tư, nhưng Hải Nam vẫn thất bại vô số lần. Họ chưa bao giờ mở cửa đầy đủ. Từng có những ý tưởng hay trong quá khứ, nhưng cứ mỗi lần vấp ngã, họ lại lập tức co vòi.
Năm 2009, người ta nghĩ ra một "kế hoạch chiến lược" biến Hải Nam thành "hòn đảo du lịch quốc tế" bằng cách bơm nhiều khoản đầu tư lớn vào nền kinh tế tỉnh này.
Du khách quốc tế đâu chưa thấy, thị trường bất động sản lại một lần nữa phình ra khi cơ sở hạ tầng được bổ sung, nào là đường sá, sân bay, đường sắt cao tốc…
Năm 2017, tổng cộng có 67 triệu du khách thăm Hải Nam, tăng gấp đôi so với năm 2012, và chi tiêu khoảng 81 tỉ nhân dân tệ (12,8 tỉ USD). Nghe tưởng nhiều nhưng chỉ có 1 triệu lượt khách đến Hải Nam là người nước ngoài, khó lòng dùng chữ "quốc tế" để mô tả.
Để so sánh, đảo Bali của Indonesia có diện tích chỉ bằng 1/6 Hải Nam nhưng tiếp đón đến 5 triệu khách quốc tế trong năm 2016.
Những đề xuất về miễn thuế, miễn visa và thậm chí hợp pháp hóa cờ bạc được đưa ra trong kế hoạch phát triển du lịch quốc tế, nhưng khi kế hoạch được chốt năm 2010, mọi thứ xì hơi chỉ còn vài cửa hàng miễn thuế cho khách trong nước, cờ bạc cũng bị giới hạn ở xổ số thể thao…
Tuy nhiên, đến nay GDP bình quân đầu người của Hải Nam vẫn thấp và dưới mức trung bình cả nước (năm 2017), xếp hạng 22/31 tỉnh thành về tốc độ phát triển.
Dưới đây là những thông tin về đặc khu này:
▪︎ Thủ phủ là tp Hải Khẩu, nổi tiếng nhất là tp biển Tam Á.
▪︎ Dân số 9,5 triệu người
▪︎ GDP 77 tỉ$
▪︎ GDP đầu người ~8.200$, thấp hơn trung bình cả nước
▪︎ Thu ngân sách ~20 tỉ$
▪︎ Chưa tự chủ ngân sách, ăn bám ~6,7 tỉ$
▪︎ GTSX công nghiệp chỉ 8,5 tỉ$
▪︎ Có 1.500 km cao tốc.
▪︎ Có 1.000 km đường sắt cao tốc
▪︎ Có 2 sân bay quốc tế.
▪︎ Hiện có hơn 500 điểm phát sóng 5G
▪︎ Năm 2019 đón 83 triệu lượt du khách
▪︎ Doanh thu du lịch 15,3 tỉ$
▪︎ Có 26 khách sạn 5☆
▪︎ Năm 2019, gần 20 tỉ$ được đổ vào bất động sản ở hòn đảo này. Giá BĐS ở tp biển Tam Á cao top 5 TQ.